google-site-verification=mKBcEwZTKcO8zs67kzoHJjvC9MPj5OQjPPbNq5msWHg
(024) 3683 0838
Trang chủ     Góc sức khỏe

Nhịp tim chậm nên làm gì? Khám phá cùng BNC

Theo thống kê thì tỷ lệ mắc nhịp tim chậm ít hơn so với nhịp tim nhanh, nhưng nó lại tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Vậy khi nhịp tim chậm nên làm gì? Chế độ ăn của người bị nhịp tim chậm gồm những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

1. Nhịp tim chậm là gì?

Ở người bình thường, nhịp tim trong tình trạng nghỉ ngơi thường dao động từ 60 - 100 nhịp/phút; khi nhịp tim dưới 60 lần/phút, được xem là nhịp tim chậm.
Tuy nhiên, ở một số người khỏe mạnh thường xuyên tập thể dục và là vận động viên, việc nhịp tim chậm trong khoảng 40 - 50 nhịp/phút lại được xem là bình thường. Điều này có thể giải thích bởi việc tim của những người này cần ít nhịp để đẩy máu đi cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Ngược lại, ở những trường hợp khác, khi nhịp tim dưới 60 nhịp/phút, được coi là nhịp tim chậm bệnh lý, có nguy cơ liên quan đến sự cố trong hệ thống điện của tim.

2. Khi nhịp tim chậm nên làm gì?

Nhịp tim chậm nên làm gì? Bạn cần đến ngay cơ sơ y tế, bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xácNhịp tim chậm nên làm gì? Bạn cần đến ngay cơ sơ y tế, bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xác
 
Nhịp tim chậm có thể gây ra sự giảm lượng máu mà tim cung cấp cho cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau ngực, bất ổn định, thậm chí có thể gây ngất xỉu là những triệu chứng thường gặp ở những người bị nhịp tim chậm. Nếu không có biện pháp ổn định nhịp tim, tình trạng này có thể tiến triển đến suy tim. Đôi khi, trong những trường hợp nghiêm trọng, nhịp tim quá chậm có thể dẫn đến ngừng tim, đe dọa tính mạng.
Khi bạn bị nhịp tim châm thì cần đến bệnh viện để làm điện tim hoặc siêu âm tim để tìm ra nguyên nhân chính xác. Nếu không tìm ra nguyên nhân thì rất có thể đó là nhịp chậm sinh lý. Khi tim quá chậm thì bác sĩ sẽ chỉ định đặt máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân hoặc có thể là phẫu thuật.
>>>
ĐIỂM QUA NHỮNG BÀI TẬP THỂ DỤC CHO NGƯỜI BỆNH TIM

3. Chế độ ăn uống cho người bị nhịp tim chậm

Các thực phẩm giàu khoáng chất

Magiê, natri, canxi, kali... là những khoáng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho hoạt động bình thường của tim. Sự thiếu hụt các khoáng chất này có thể dẫn tới các vấn đề về nhịp tim. Trong số này, magiê có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ổn định truyền tín hiệu thần kinh và quá trình co bóp của tim, giúp duy trì nhịp tim ổn định. Vì vậy, những người mắc bệnh tim có nhịp đập chậm nên tập trung vào việc bổ sung đủ khoáng chất thông qua các nguồn thực phẩm như đậu (đậu nành, đậu đen...), hạt các loại, bơ ít béo, ngũ cốc, cải bó xôi, chuối, sữa ít béo, và các loại rau xanh lá...

Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Omega-3 là một loại axit béo có lợi cho sức khỏe tim mạch, có trong nhiều loại thực phẩm như hạt óc chó, dầu thực vật, các loại hải sản... Theo các nghiên cứu, axit béo omega-3 có khả năng ảnh hưởng đến sự co bóp của cơ tim và điều chỉnh nhịp tim. Các loại cá dinh dưỡng như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và các loại cá trắng khác được xem là nguồn hàng đầu cung cấp EPA và DHA, hai loại axit béo omega-3 quan trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chúng ta nên ăn ít nhất hai bữa cá mỗi tuần để duy trì trái tim khỏe mạnh.

Thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo

Theo một nghiên cứu được công bố trên International Journal of Cardiology (Tạp chí Quốc tế về Tim mạch), mức độ cao của chất béo triglyceride trong máu có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngược lại, một chế độ ăn uống hàng ngày chứa nhiều chất xơ có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và hỗ trợ tim mạch bằng cách duy trì mức triglyceride máu ổn định. Các thực phẩm như đậu, yến mạch, gạo nguyên cám, trái cây tươi, và rau cải là những nguồn chất xơ dồi dào và chúng cũng chứa ít chất béo triglyceride.

Thực phẩm bảo vệ mạch máu

Tăng huyết áp là một trong những yếu tố có thể gây hại cho mạch máu và khi kết hợp với mức cholesterol máu cao, tác động xấu càng nặng nề hơn. Theo thời gian, tình trạng xơ vữa làm cho các mạch máu, đặc biệt là động mạch, bị thu hẹp và cứng hơn, có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim qua nhiều cơ chế khác nhau. Vì vậy, chế độ ăn dành cho những người có nhịp tim chậm nên tập trung vào việc bổ sung các thực phẩm hỗ trợ bảo vệ mạch máu, như rau xanh, trái cây tươi và thịt trắng...
>>> GỢI Ý CÁC BÀI TẬP THỂ DỤC CHO NGƯỜI NHỊP TIM NHANH

Trên đây là những điều bạn nên biết về thế nào là nhịp tim chậm và nhịp tim chậm nên làm gì? Những người bệnh tim mạch phải luôn tỉnh táo và không nên coi thường hoặc lờ đi những dấu hiệu bất thường, bởi chúng có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm. Việc xây dựng một phong cách sống với nhịp tim ổn định và phù hợp là điều quan trọng, là điều kiện tiên quyết để phòng tránh rủi ro về tim mạch và duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.
 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
5 thảo dược tốt nhất cho người đái tháo đường
5 thảo dược tốt nhất cho người đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung một số loại thảo dược kết hợp với lối sống lành mạnh và dùng thuốc để hỗ trợ giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Xem tiếp...
7 sai lầm khi điều trị nám da
7 sai lầm khi điều trị nám da

Nhiều người sử dụng các sản phẩm điều trị nám da nhưng không hết mà có khi còn khiến nám đậm hơn. Nguyên nhân do đâu và cách nào để không mắc sai lầm này?

Xem tiếp...
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm

Thủ dâm là hành vi phổ biến ở nam giới, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.

Xem tiếp...
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Thuyên tắc phổi (hay tắc mạch phổi) xảy ra khi cục máu đông ở một vị trí khác trong cơ thể bị vỡ, trôi nổi tự do trong hệ tuần hoàn đến động mạch phổi và gây tắc nghẽn đột ngột dòng máu lưu thông trong vùng đó.

Xem tiếp...
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam

Thiếu hụt testosterone có thể dẫn tới trầm cảm, giảm trí nhớ, nhưng quá nhiều hormone cũng có nguy cơ gây vô sinh, đột quỵ, tăng huyết áp.

Xem tiếp...
Nằm võng có thể hỏng cột sống
Nằm võng có thể hỏng cột sống

Nằm võng thường xuyên có thể tác động đến đường cong sinh lý của cột sống gây gù vẹo, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.

Xem tiếp...
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ

Đau cứng cổ, tê tay, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần đi khám sớm để tránh các biến chứng nặng nề.

Xem tiếp...
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Tôi bị đau vai gáy đã lâu, gần đây đau tê xuống cánh tay. Đây là bệnh gì, nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat