google-site-verification=mKBcEwZTKcO8zs67kzoHJjvC9MPj5OQjPPbNq5msWHg
(024) 3683 0838
Trang chủ     Góc sức khỏe

Những loại cây chữa xương khớp hiệu quả từ dân gian

Bệnh xương khớp là một trong những bệnh phổ biến ở nước ta, có xu hướng gia tăng và trẻ hóa trong vài năm trở lại đây. Đây là căn bệnh thường khó để phục hồi, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Dưới đây BNC sẽ giới thiệu bạn những loại cây chữa xương khớp hiệu quả từ dân gian.

Những loại cây chữa xương khớp

1. Cây trinh nữ

 Cây trinh nữ (Tên khoa học: Mimosa pudica L. ), thường được nhắc đến với tên gọi quen thuộc là cây dại hay xấu hổ. Đây là một trong những loại cây chữa đau xương khớp được dùng rất nhiều trong đông y. Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ được gọi là Hàm Tu Thảo, có vị ngọt, tính bình, công dụng là giúp chống viêm, giảm sưng, giải độc, lợi tiểu.
Cây trinh nữ là một trong những loại cây chữa xương khớp hiệu quả
Cây trinh nữ là một trong những loại cây chữa xương khớp hiệu quả
 Thân và rễ cây trinh nữ đã thái lát, tẩm rượu trắng rồi sao cho thơm. Liều lượng 20-30 g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày giúp chữa đau xương khớp, thấp khớp, viêm gan, tay chân tê mỏi. Ngoài ra, có nơi sử dụng trinh nữ nấu lấy cao đặc, sau khi dùng sẽ hoà với nước tắm. Hoặc cũng có thể dùng trinh nữ kết hợp với một số vị thuốc để thành bài thuốc chữa đau xương khớp.
 Lưu ý, tuyệt đối không dùng cây trinh nữ với phụ nữ mang thai, trẻ em đang suy nhược hoặc có thể trạng kém.
>>> Xem thêm về: Tìm hiểu nguyên nhân đau nhức xương khớp khi giao mùa

2. Cây lá lốt

 Cây lá lốt (Tên khoa học: Piper lolot C. DC) là một loài cây thân thảo trong họ cói. Bên cạnh việc có thể dùng như nguyên liệu để nấu nướng, cây lá lốt cũng là một loại thảo dược quý trong Đông y. Theo Đông y, lá lốt có vị cay đắng, tính bình với tác dụng là ôn trung tán hàn, bổ thận tiêu thực và giải độc, giúp hỗ trợ chữa các chứng bệnh đau nhức xương khớp, mụn nhọt, khó tiêu, đầy bụng, mồ hôi chân tay. Tính trong y học hiện đại, tinh dầu lá lốt chứa các hoạt chất có tác dụng sát khuẩn, tiêu sưng và giảm viêm hiệu quả.

3. Cây ngải cứu

 Theo Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có tác dụng giảm đau, làm thông huyết mạch, trừ đàm thấp, an thai và cầm máu. Ngải cứu cũng có thể dùng cho những trường hợp bị đau nhức xương khớp do lạnh thâm nhập, khí huyết không thông hoặc do một số bệnh khác.
 Trong y học dân gian, cây ngải cứu chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống viêm và giảm đau tự nhiên. Bên cạnh đó, ngải cứu cũng chứa 2 chất kháng viêm tự nhiên là asinthin và anabsinthine cùng với hàm lượng cao có tác dụng gây tê cục bộ. Ngoài ra, trong ngải cứu cũng có chứa tamin có tác dụng chống phù nề, mineol chống lão hoá, giảm đau, làm giãn gân, thyon có tác dụng nuôi dưỡng gân cơ, dây chằng giúp hồi phục vận động, cùng các thành phần khác giúp củng cố và tăng cường sức khoẻ, độ dẻo dai của cơ bắp, giảm viêm sưng, lưu thông mạch máu. Trước đó, ngải cứu được dùng làm một trong những loại cây điều trị viêm xương khớp giúp giảm tình trạng sưng đau và tấy đỏ rất hiệu quả.
 Lưu ý:
 – Không dùng ngải cứu quá dài ngày khi chưa hiểu được nguyên nhân của đau xương khớp.
 – Đối với người nhiệt âm hư và cao huyết áp cần thận trọng khi dùng.
 – Ngải cứu có khả năng làm sảy thai ở người mang thai 3 tháng đầu, do đó không dùng ngải cứu với những phụ nữ mang thai.

4. Cây nha đam

Cây nha đam giúp sát khuẩn, giảm đau nhức xương khớp
Cây nha đam giúp sát khuẩn, giảm đau nhức xương khớp
 Cây nha đam (Tên khoa học: Aloe spp) hay còn có tên gọi khác là lô hội. Nha đam chứa nhiều vitamin A, B, C, E, chất chống oxy hoá và chống viêm. Theo Y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính mát, vào kinh tỳ, vị, đại n trường. Từ xa xưa, nha đam đã từng được dùng là một loại thảo dược giúp đẹp da, thanh mát và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, việc sử dụng nha đam dưới dạng thoa hay bôi ngoài da sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau đối với người bị sưng viêm và đau nhức xương khớp.
>>> Xem thêm về: Các bệnh về xương khớp phổ biến năm 2023

5. Củ nghệ 

 Từ xa xưa nghệ đã rất quen thuộc với nhiều người bởi các tác dụng thần kỳ cho sức khoẻ. Nhắc đến những loại cây chữa xương khớp hiệu quả bạn không được bỏ qua vị thảo dược này.
 Một số nghiên cứu phát hiện thấy rằng hợp chất curcumin cùng các dẫn xuất của nó trong cây nghệ được biết đến với tác dụng chống viêm, chống oxy hoá và giảm đau. Một nghiên cứu của Kuptniratsaikul được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ tháng 10/2020 cho thấy, tác dụng ngắn hạn của curcumin có hiệu quả cao với chứng viêm khớp đầu gối. Cụ thể là giảm đau đầu gối, giảm viêm và cứng khớp. Hiệu quả điều trị tương đương với việc dùng nhóm thuốc giảm đau chống viêm trong viêm khớp như diclofenac, ibuprofen vì nhẹ và ít tác dụng phụ hơn. Theo Y học cổ truyền, củ nghệ vàng hay còn gọi là ngưu hoàng thuộc nhóm thuốc bổ máu, thúc đẩy khí huyết lưu thông từ đó làm giảm sự viêm và tắc mạch ở cân cơ ngoại vi, trị bệnh phù nề sau chấn thương, đau khớp, đau dây thần kinh,...
Trên đây là 5 loại cây chữa xương khớp hiệu quả từ dân gian, được sử dụng giúp giảm đau nhức xương khớp với mức độ nhẹ. Bạn cần nên khám và có sự tư vấn từ cơ sở y tế, bác sĩ chuyên ngành để điều trị bệnh nhé.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
5 thảo dược tốt nhất cho người đái tháo đường
5 thảo dược tốt nhất cho người đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung một số loại thảo dược kết hợp với lối sống lành mạnh và dùng thuốc để hỗ trợ giảm đề kháng insulin và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Xem tiếp...
7 sai lầm khi điều trị nám da
7 sai lầm khi điều trị nám da

Nhiều người sử dụng các sản phẩm điều trị nám da nhưng không hết mà có khi còn khiến nám đậm hơn. Nguyên nhân do đâu và cách nào để không mắc sai lầm này?

Xem tiếp...
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm

Thủ dâm là hành vi phổ biến ở nam giới, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.

Xem tiếp...
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Thuyên tắc phổi (hay tắc mạch phổi) xảy ra khi cục máu đông ở một vị trí khác trong cơ thể bị vỡ, trôi nổi tự do trong hệ tuần hoàn đến động mạch phổi và gây tắc nghẽn đột ngột dòng máu lưu thông trong vùng đó.

Xem tiếp...
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam

Thiếu hụt testosterone có thể dẫn tới trầm cảm, giảm trí nhớ, nhưng quá nhiều hormone cũng có nguy cơ gây vô sinh, đột quỵ, tăng huyết áp.

Xem tiếp...
Nằm võng có thể hỏng cột sống
Nằm võng có thể hỏng cột sống

Nằm võng thường xuyên có thể tác động đến đường cong sinh lý của cột sống gây gù vẹo, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.

Xem tiếp...
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ

Đau cứng cổ, tê tay, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần đi khám sớm để tránh các biến chứng nặng nề.

Xem tiếp...
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Tôi bị đau vai gáy đã lâu, gần đây đau tê xuống cánh tay. Đây là bệnh gì, nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat