Trẻ em là đối tượng dễ bị nghẹt mũi nhất bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm lạnh, dị vật trong mũi, bị cúm,… Tùy vào nguyên nhân thì sẽ có cách điều trị khác nhau, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị thì còn có những cách cải thiện nghẹt mũi ngay tại nhà. Nào cùng BNC tìm hiểu cách điều trị khi trẻ bị nghẹt mũi qua bài viết này nhé.
1. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị nghẹt mũi
Tình trạng trẻ bị nghẹt mũi là tình trạng bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ
- Cảm lạnh: Cảm lạnh thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngạt mũi ở trẻ. Thay đổi thời tiết thất thường có thể khiến bé dễ bị cảm lạnh, điều này thường đi kèm với sốt nhẹ, chảy nước mắt, ho và hắt hơi.
- Trẻ bị cúm: Nếu bé bị sổ mũi và nghẹt mũi, có thể do cúm gây ra. Biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, đau họng, sốt nhẹ, chóng mặt và chán ăn.
- Dị ứng: Một số trẻ có thể mẫn cảm với môi trường xung quanh. Bé có thể phản ứng dị ứng với thời tiết, phấn hoa, khói bụi, và thường có triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi và đỏ mắt.
- Dị vật trong mũi: Một nguyên nhân khác khiến trẻ bị ngạt mũi là khi chơi, trẻ có thể vô tình hoặc cố ý làm món đồ chơi lọt vào mũi. Tình trạng này có thể nguy hiểm và cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để xử lý kịp thời.
2. Những cách chữa nghẹt mũi cho bé tại nhà
2.1. Hút dịch mũi
Dùng nước muối sinh lý nhỏ vài giọt vào một bên lỗ mũi của trẻ, chờ trong khoảng 10 đến 30 giây để loãng dịch mũi. Khi tiến hành để hút dịch mũi thì bạn hãy bịt một bên lỗ mũi rồi dùng dụng cụ để hút chất nhầy ở bên mũi được làm ướt. Và tiếp tục thực hiện tương tự với bên lỗ mũi còn lại sau vài phút. Các mẹ nên hút mũi cho con trước khi bú và có thể thực hiện vài lần trong ngày. Lưu ý không nên hút mũi khi trẻ bị buồn ngủ, mệt mỏi.
2.2. Lấy gỉ mũi
Bố mẹ của các bé muốn lấy gỉ mũi thì cần phải làm mềm gỉ mũi trước khi lấy ra khỏi mũi. Bởi vì lấy gỉ mũi khô thường dễ bị tổn thương niêm mạc mũi, dẫn đến mũi bé bị chảy máu, bị đau.
Đầu tiên làm ướt tăm bông ngoáy mũi với nước ấm rồi lau nhẹ nhàng chỗ có gỉ mũi. Hoặc bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ 1, 2 giọt vào vùng gỉ mũi để làm ẩm nó, đợi 40 đến 60 giây trước khi lấy gỉ mũi nhé. Rồi dùng tăm bông để khều nhẹ để lấy gỉ mũi ra ngoài.
2.3. Tạo độ ẩm ở trong phòng bằng máy xông hơi
Dùng máy xông hơi hoặc máy phun sương tạo đổ ẩm trong phòng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Vì không khí ẩm sẽ giúp mũi không còn bị khô rát.
Bạn cần nên thường xuyên vệ sinh máy và thay nước để tránh nấm mốc, vi khuẩn. Nên nhớ không nên xông hơi bằng tinh dầu cho trẻ sơ sinh bởi nó có thể gây ra kích ứng với hệ hô hấp của bé.
2.4. Vỗ nhẹ vào lưng cho bé
Bằng cách vỗ nhẹ vào lưng sẽ giúp bé giảm đau tức ngực, long đờm và giảm khó thở hiệu quả.
Bố mẹ nên đặt bé nằm sấp trên gối, một tay giữ bé, một tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng. Hoặc bạn có thể dùng một tay ôm bé vào lòng ngả về phía trước khoảng 30 độ và tay còn lại thì nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé. Lưu ý khi vỗ cho bé cần khum khum bàn tay, tránh để cả bàn tay tiếp xúc trực tiếp vào lưng để không làm bé bị đau.
Việc rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý sẽ giúp thông thoáng mũi hơn
Ngoài những điều trên thì bạn cũng nên giữ ấm cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ở mức vừa phải và tránh ra ngoài khi trời có gió lạnh. Thông thường nên để nhiệt độ trong phòng trong khoảng 26 đến 28 độ C nhé. Một điều quan trọng nữa đó chính là kiểm tra xem bé có khả năng dị ứng với hóa chất nào trong nhà không? Ví dụ như nước xả vải, bột giặt, phấn rôm, phấn hoa, lông của chó mèo,… hoặc bất kỳ vật gì khác. Đôi khi chúng chính là thủ phạm làm cho trẻ bị nghẹt mũi đấy.
3. Một số lưu ý mà phụ huynh cần nhớ
- Tuyệt đối không dùng miệng để hút mũi cho bé
- Không nên sử dụng mẹo dân gian mà chưa có sự kiểm chứng từ y học
- Nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ thì không nên sử dụng kháng sinh
- Không nên kiêng tắm cho trẻ bởi điều đó sẽ khiến vi khuẩn phát triển nhiều hơn
Để trẻ phát triển, khỏe mạnh hơn thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé. Nếu cung cấp không đúng cách thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho bé như chậm lớn, chán ăn, kém hấp thu,… Trên đây là những cách hiệu quả để cải thiện nghẹt mũi cho trẻ, mong rằng các thông tin này hữu ích dành cho bạn. Chúc các bé có sức khỏe tốt và phát triển một cách toàn diện nha.