Đau nhức xương bàn chân là tình trạng đau thường gặp với những triệu chứng như đau lòng bàn chân, đau ngón chân, đau gót chân,… Tình trạng này khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, vận động, làm cho cuộc sống thường ngày bị ảnh hưởng rất nhiều. Cùng nhau tìm hiểu chi tiết về đau nhức xương bàn chân nhé.
1. Đau nhức xương bàn chân là gì?
Bàn chân là bộ phân quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể và vận động. Đau bàn chân là tình trạng đau ở bàn chân, có thể xuất hiện ở 1 bên chân hoặc cả 2 bên chân. Tình trạng này gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bạn nên đến khám ngay ở cơ sở y tế nếu phát hiện triệu chứng đau bàn chân. Cần khám và điều trị kịp thời để tránh xuất hiện những biến chứng ngoài ý muốn xảy ra.
2. Những nguyên nhân chính gây ra đau nhức bàn chân
Đau nhức xương bàn chân do nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, bệnh lý về xương khớp
Nguyên nhân gây ra đau nhức ở bàn chân của mỗi người có thể khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau này, bao gồm:
- Chấn thương
- Vận động sai tư thế và quá sức
- Rối loạn chuyển hóa chất và miễn dịch
- Quá trình lão hóa theo thời gian của cơ thể
- Di truyền, nhiễm trùng, thừa cân hoặc béo phì,…
- Ngoài ra còn do những bệnh lý mãn tính liên quan đến tổn thương dây thần kinh, viêm cơ, dây chằng, viêm khớp, nút xương,…
3. Các biến chứng nguy hiểm của đau nhức xương bàn chân
Khi đau nhức xương bàn chân không kịp thời điều trị sẽ trở thành thể mãn tính, đó sẽ là những dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm sau:
- Bệnh liên quan đến dây thần kinh: Sự viêm nhiễm hoặc áp lực lên dây thần kinh ngoại biên (như hội chứng đường hầm Tarsal, chân jogger), hoặc thoát vị đĩa đệm gây ra sự đau đớn và cảm giác của dây thần kinh bị tê, co quắp, và mất cảm giác. Để xác định vấn đề này, người ta sử dụng phương pháp đo điện cơ (EMG).
- Về vấn đề mạch máu: Bao gồm hội chứng co mạch (Renault), viêm tắc động mạch, và sự hình thành u cuộn mạch. Để chẩn đoán các vấn đề này, thường cần tiến hành chụp hình động mạch hoặc siêu âm mạch máu.
- Bệnh liên quan đến gân cơ và dây chằng: Đau thường do viêm nhiễm cân gan chân hoặc quá tải gân cơ.
- Về các vấn đề xương khớp: Các loại viêm khớp như viêm khớp Gout, viêm khớp dạng thấp hoặc do quá tải, cũng như sự nứt xương và thoái hóa khớp (sự mòn của các khớp ở bàn chân, ngón chân, cổ chân). Để xác định các bệnh này, thường cần phải thực hiện chụp CT, MRI và xét nghiệm máu.
4. Những cách điều trị đau nhức xương bàn chân hiệu quả
Cách giảm đau bàn chân ngay tại nhà
Chườm đá lạnh và xoa bóp chân tại nhà sẽ giúp giảm cơn đau bàn chân hiệu quả
- Nghỉ ngơi và tránh vận động: Hãy để chân của bạn được nghỉ ngơi và tránh các hoạt động quá mạnh cho đến khi triệu chứng đau giảm đi. Sau đó, hãy bắt đầu thực hiện từ từ các bài tập nhẹ tại chỗ cho chân, chẳng hạn như việc đi bộ hoặc đi bước nhỏ...
- Mát-xa bàn chân: Đây là một phương pháp giúp giảm đau bàn chân mà bạn nên thực hiện hàng ngày. Mát-xa sẽ cải thiện sự lưu thông máu đến các khớp, tăng cường tính linh hoạt của chân, và giảm đau ở khớp bàn chân.
- Sử dụng chườm đá lạnh: Cách này có thể giúp giảm viêm nhiễm gây đau đớn ở bàn chân. Bạn có thể đặt đá lạnh vào một túi nhựa và áp lên vùng đau trong khoảng 20 phút, thực hiện đều đặn 2 - 3 lần mỗi ngày.
Sử dụng thuốc giảm đau
Có một số loại thuốc không cần kê đơn như acetaminophen, ibuprofen và naproxen sodium có thể giúp giảm viêm và đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho các cơ quan nội tạng như suy thận, suy gan, hoặc vấn đề dạ dày...
Trị liệu thần kinh cột sống
Nguyên nhân chính của đau bàn chân thường liên quan đến sự sai lệch cấu trúc cột sống. Để khắc phục vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa thường áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống. Điều này giúp điều chỉnh lại cấu trúc sai lệch về vị trí tự nhiên ban đầu, giảm áp lực lên dây thần kinh, và từ đó giúp chữa đau một cách hiệu quả.
Khi xảy ra tình trạng đau nhức xương bàn chân không thuyên giảm, dai dẳng nhiều ngày thì bạn hãy nhanh chóng đến khám ở bệnh viện, cơ sở y tế. Để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Nó sẽ giúp bạn ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, cải thiện chất lượng cuộc sống.