Trong một số trường hợp, đau nhức xương khớp bàn chân có thể là dấu hiệu của một số bệnh phức tạp nếu không phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, người bệnh cần chủ động theo dõi triệu chứng, đi khám cũng như chữa trị kịp thời.
Đau nhức xương bàn chân gây cho người bệnh khó đi lại
1. Nhận biết các triệu chứng đau nhức xương khớp ở bàn chân
Bàn chân là bộ phận chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể khi chúng ta vận động. Mỗi bàn chân có 1/4 số xương cơ thể gồm 33 khớp, 100 gân, 7200 dây thần kinh, cơ và dây chằng, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch, tĩnh mạch quan trọng. Bàn chân rất dễ gặp tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách.
Biểu hiện của cơn đau nhức xương bàn chân ở nhiều người thường biểu hiện như sau:
Người bệnh bị đau hoặc rát trong lòng bàn chân.
Cảm giác đau vùng gần gót chân.
Bị đau hoặc tê ngứa các ngón chân.
Bị cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại.
Mức độ đau bị tăng dần khi vận động (đi, đứng, chạy bộ).
Xem thêm: TPCN: Bi-Jcare - Bổ Xương Khớp, Tăng Cường Sức Khỏe Xương Khớp - Lọ 60 viên
Thực phẩm hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến xương khớp
2. Nguyên nhân gây đau nhức xương bàn chân thường gặp:
- Dây thần kinh bị chèn ép
- Do viêm khớp dạng thấp
- Do thoái hóa khớp
- Do bệnh gout
- Bệnh nhân bị bàn chân bẹt
3. Các khắc phục tình trạng đau nhức xương bàn chân hiệu quả
Nghỉ ngơi: Trong những ngày đầu khi bị cơn đau cấp tính bùng phát, bạn cần nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động gây ra đau nhức chân, đặc biệt như: leo cầu thang, ngồi xổm, mang vác vật nặng, … Bạn có thể chườm lạnh trong 2 ngày đầu sau khi chân bị thương nhẹ để hạn chế phù nề, giảm viêm, sưng tấy.
Nâng cao chân: Khi nghỉ ngơi, hãy kê chân trên một chiếc gối cao, sao cho chân cao hơn tim để hạn chế tình trạng đau.
Mang giày, dép thoải mái: Đi giày cao gót, mang giày dép không đúng size là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp bàn chân, cổ chân. Vì thế, bạn cần hạn chế đi giày cao gót và chọn cho mình những đôi giày phù hợp với chân của mình. Đừng nên chọn chỉ vì chúng thời trang.
Điều chỉnh tư thế: Việc có một tư thế đúng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng đau xương khớp toàn thân, từ đau nhức chân tới đau nhức cánh tay, vai gáy. Tư thế đúng gồm việc rèn luyện cơ thể của bạn để đứng, đi, ngồi và nằm ở những vị trí ít bị căng cơ, dây chằng nhất và hạn chế áp lực lên hệ thống xương khớp của bạn.
Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống không giúp điều trị đau nhức chân nhưng nó giúp bạn có một có thể khỏe mạnh để chống lại với bệnh tật và cung cấp “nguyên liệu” để thúc đẩy quá trình chữa lành.
Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể là một phương pháp điều trị độc lập hoặc phối hợp với các phương pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả chữa trị. Có các phương pháp vật lý trị liệu khác nhau và các chuyên gia sẽ quyết định xem bạn cần sử dụng phương pháp nào, điều trị trong bao lâu.
Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp có thể được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả với bệnh nhân hoặc bạn bị đau chân do bị chấn thương, phải phẫu thuật để sửa chữa lại khớp hoặc xếp lại xương.
Xem thêm: Thuốc bổ gan nên uống lúc nào để có hiệu quả tốt nhất?