Chứng đau tại vùng gót chân là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau gây ra. Người bệnh thường đau xảy ra sau khi ngủ dậy, phải đi lại một lúc mới hết. Nó gây khó chịu, phiền toái trong sinh hoạt và công việc hằng ngày của người mắc phải. Vậy đau gót chân do các nguyên nhân nào gây ra? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về căn bệnh này:
Đau khớp gót chân gây di chuyển khó khăn
1. Nhận biết dấu hiệu của đau khớp gót chân
Ở một số người bệnh, đau gót chân có thể xuất hiện đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước. Cụ thể, với một số người cho biết gót chân bỗng nhiên thấy đau, không thể di chuyển được sau khi mang giày vào. Thậm chí khi đã bỏ giày ra, gót chân vẫn cảm thấy đau nhức, nhất là khi cố đưa bàn chân cao lên hoặc đưa duỗi mũi chân tới trước.
Thực tế, dấu hiệu đau gót chân của mỗi người là khác nhau. Tùy vào nguyên nhân bệnh mà vị trí, mức độ và thời điểm đau có một chút khác biệt, ví dụ:
Vị trí: Cơn đau có thể xuất hiện ở sau gót chân, dưới gót chân hoặc từ trong xương gót chân đau ra bên ngoài.
Mức độ: Cơn đau có thể tăng lên khi thay đổi động tác của người bệnh từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng.
Thời điểm: Có thể bị đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, lúc vừa bước chân xuống giường. Tuy nhiên sau khi đi lại vận động một chút thì triệu chứng đau sẽ giảm dần.
2. Đau gót khớp chân là bệnh gì và có gây nguy hiểm không?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau gót chân, bao gồm cả bệnh lý. Sau đây là một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này:
- Bệnh viêm cân gan chân
- Bệnh gai xương gót
- Bệnh hội chứng đường hầm cổ chân
- Bệnh viêm gân hoặc đứt gân gót chân (Achilles)
- Bệnh viêm bao hoạt dịch
- Bệnh viêm tủy xương
- Bênh viêm khớp phản ứng
- Bệnh viêm khớp dạng thấp
- Do gãy xương
Thực phẩm hỗ trợ các vấn đề về xương khớp
3. Cách phương pháp điều trị đau khớp gót chân như thế nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh đau khớp gót chân, bao gồm:
Dùng thuốc tây
Để làm giảm những cơn đau ở gót chân, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hay thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Trong trường hợp uống không có tác dụng, tiêm corticosteroid là giải pháp thay thế nhưng bên cạnh đó người bệnh nên thận trọng vì sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ.
Phương pháp nẹp cố định bàn chân (Night splints)
Nẹp bàn chân được sử dụng vào ban đêm khi ngủ để giữ cho gót chân được cố định. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Phẫu thuật
Nếu mà các phương pháp trên không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh lại cấu trúc xương gót chân của người bệnh. Tuy nhiên, rủi ro của phương pháp này có thể làm suy yếu vòm bàn chân nên không được các bác sĩ khuyến khích người bệnh thực hiện.
Sử dụng đế chỉnh hình
Đối với trường hợp đau gót chân do viêm cân gan chân do bàn chân bẹt, bác sĩ có thể khuyến cáo người bệnh dùng đế chỉnh hình bàn chân. Đây là một dụng cụ đặc biệt nhằm hỗ trợ được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân cho mỗi người nhằm giúp tái tạo vòm bàn chân, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt có thể gây ra.
4. Cách phòng tránh bệnh đau khớp gót chân hiệu quả
Đau khớp gót chân có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Để phòng ngừa đau khớp gót chân một cách hiệu quả, bạn nên:
- Duy trì trọng lượng cơ thể của bạn ổn định để giảm áp lực cho gót chân.
- Bạn nên đảm bảo giày vừa vặn và không bị mòn gót hoặc đế.
- Tránh những đôi giày có thể làm bạn đau chân hay khó chịu trong quá trình sử dụng.
- Bạn nên ngồi thay vì đứng nếu bạn dễ bị đau gót chân.
- Hãy khởi động đúng cách trước khi tham gia các môn thể thao và các hoạt động có thể gây áp lực cho gót chân.
- Nên mang giày thể thao phù hợp cho từng hoạt động, ví dụ giày tập gym, giày leo núi, giày đá bóng, …
Qua những thông tin trên, chúng tôi hy vọng bạn phần nào biết cách nhận biết triệu chứng cũng như các bệnh lý liên quan đến đau khớp gót chân. Nếu bạn cảm giác đau và khó chịu và không thuyên giảm sau thời gian nghỉ ngơi tại nhà, bạn nên đến các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được kiểm tra và điều trị kịp thời, phòng ngừa ảnh hưởng đến các chức năng vận động của mình về sau.
Xem thêm: Thuốc bổ não dễ ngủ? Sự thật có đúng như vậy không?