Vào những thời điểm giao mùa trong năm là thời điểm mà cơ thể chúng ta sẽ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Bởi thời điểm này độ ẩm không khí và thời tiết thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng chúng ta không kịp thích ứng, dễ bị mắc bệnh. Những bệnh thường gặp ở thời điểm giao mùa có thể kể đến như viêm họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng,… Vậy liệu bạn có biết giao mùa cần làm gì để ngăn ngừa bệnh không? Đọc bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó một cách chi tiết nha.
1. Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa
- Trẻ em: Hầu hết trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh, do đó, trẻ nhỏ sẽ dễ mắc bệnh trong thời gian giao mùa. Trường hợp mắc bệnh của trẻ thường nặng hơn so với người lớn.
- Người cao tuổi: Người cao tuổi thường mắc các bệnh mãn tính như bệnh hô hấp, tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, suy gan, làm cho hệ miễn dịch của họ suy yếu. Vì vậy, khi gặp bệnh trong thời kỳ giao mùa, người cao tuổi thường có bị nặng hơn so với người trẻ. Thay đổi thời tiết cũng có thể khiến bệnh lý của người già nặng hơn.
- Phụ nữ mang thai: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai rất dễ mắc bệnh, điều đó có thể gây nguy cơ dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mang bệnh, các bà bầu thường tránh sử dụng thuốc để bảo vệ sức khỏe của thai nhi, điều này làm cho bệnh kéo dài và gây mệt mỏi cho cơ thể. Vì vậy, bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây bệnh khi mang thai là điều rất quan trọng.
2. Các bệnh thường gặp khi giao mùa
2.1. Cảm cúm
Giao mùa là thời điểm mà trẻ nhỏ rất dễ bị cảm cúm, cảm lạnh
Giao mùa là thời điểm mà thay đổi nhiệt độ đột ngột, biến đổi thời tiết từ nóng đến lạnh và từ nắng đến mưa, làm cho người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc bệnh. Đặc biệt, vào mùa thu, không khí thường thay đổi giữa ẩm ướt và khô hanh, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi mạnh mẽ của các loại virus gây bệnh. Đây là giai đoạn khi cơ thể khó thích nghi với thời tiết biến đổi, và cảm cúm thường trở nên phổ biến.
Nếu bạn trải qua các triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, hắt xì liên tục, đau đầu, hoặc chóng mặt, bạn có thể đã bị nhiễm bệnh. Để phòng ngừa cảm cúm, hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối, duyệt nhiều nước, thực hiện việc tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng, luôn rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và virus, đảm bảo nơi bạn ở luôn thoáng mát và sạch sẽ để tránh sự phát triển của vi khuẩn và virus.
2.2. Viêm phổi
Khi thời tiết chuyển mùa từ hanh khô mùa thu sang lạnh giá mùa đông, phổi trở nên dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi viêm phổi xảy ra, các phế nang bị tổn thương, làm cho dưỡng khí không thể hiệu quả đi vào máu, đặc biệt là vùng não bị thiếu dưỡng khí trước tiên. Bệnh viêm phổi có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng phổ biến nhất của viêm phổi là ghi nhận các dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp, bao gồm ho khan, ho có đờm màu trắng đục, màu xanh hoặc vàng, và đôi khi có thể kèm theo sự ho ra máu. Người mắc bệnh cũng có thể trải qua triệu chứng sốt, tức ngực, khó thở và nhịp tim tăng nhanh.
2.3. Bị đau mắt đỏ
Tình trạng đau mắt đỏ thường xảy ra đặc biệt trong thời kỳ giao mùa, khi vi khuẩn và virus tận dụng cơ hội để xâm nhập cơ thể chưa kịp thích nghi. Tình trạng này gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân: nước mắt giàn giụa, mắt đỏ ngầu, sưng nhức mắt… Đặc biệt, nó còn làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.
Để tránh mắc phải bệnh này, quan trọng phải giữ vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bệnh này có thể lây truyền dễ dàng vì thế hạn chế tiếp xúc với người bệnh là cực kỳ quan trọng. Tránh sử dụng chung các vật dụng như chậu rửa mặt, khăn mặt và không nên dụi mắt. Luôn rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đồng thời, hãy đeo kính khi ra ngoài và nhỏ mắt mắt hàng ngày. Khăn mặt cần được giặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng. Trong trường hợp mắc bệnh, cần nghỉ ngơi và tự cách ly trong vòng 7-10 ngày để điều trị hoàn toàn và ngăn ngừa lây lan cho người khác.
3. Giao mùa cần làm gì?
Giao mùa cần làm gì: Ăn thực phẩm giàu vitamin, ăn nhiều hoa quả, rau xanh để tăng cường sức đề kháng
- Tăng cường thể dục, thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
- Tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm
- Vệ sinh nơi sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Khi bị ho, hắt hơi cần đeo khẩu trang hoặc che miệng. Sử tay sạch sẽ với xà bông nhé.
- Giữ ấm người khi trời lạnh
- Khi có triệu chứng ốm, cảm lạnh thì cần đến ngay bệnh viện để khám và chữa bệnh nhé.
Trên đây là những thông tin về các bệnh vào giao mùa và giao mùa cần làm gì để bảo vệ sức khỏe. Việc ăn uống đầy đủ và thể dục thường xuyên rất quan trọng đối với cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả. Chúc bạn có sức khỏe thật tốt nha.