Giãn phế quản là tình trạng bệnh lý về phổi và thường gặp phải ở những người cao tuổi, triệu chứng của bệnh bao gồm ho, khó thở, khạc đờm mù. Tình trạng bệnh tiến triển nhanh kéo dài vì thế nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy để phòng giãn phế quản thì ta cần làm như thế nào? Cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu về giãn phế quản
Tình trạng giãn phế quản là tình trạng mà phế quản giãn ra, rộng hơn so với bình thường, điều đó khiến vi khuẩn tích tụ lại nhiều dẫn đến các bệnh lý về hô hấp và nhiễm trùng.
Tình trạng giãn phế quản thường gặp ở những người cao tuổi, gây ho, khó thở, khạc đờm
Tình trạng giãn phế quản gây nguy hiểm cho sức khỏe, có thể kể đến như:
- Gây khó khăn cho việc loại bỏ chất nhầy, đờm từ đường hô hấp
- Tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn cứ trú phát triển, sinh sôi gây ra bệnh ở môi trường chất nhầy.
- Dễ bị kích thích từ yếu tố thời tiết, môi trường, vi khuẩn gây sưng viêm phế quản.
Giãn phế quản làm tăng sự nhiễm trùng ở đường hô hấp, đây cũng là điều khiến phế quản bị giãn ra nhiều hơn. Tình trạng này thường lặp đi lặp lại, khiến sức khỏe đường hô hấp của người bệnh bị ảnh hưởng, tình trạng càng để lâu thì càng nghiêm trọng, lúc đó điều trị sẽ rất khó khăn.
2. Triệu chứng thường gặp của giãn phế quản
Theo các chuyên gia thì bệnh phế quản giãn bắt đầu khi phế quản bị tổn thương khi còn nhỏ. Nhưng chỉ khi tình trạng phổi bị nhiễm trùng bị tái phát nhiều lần thì mới biển hiện các triệu chứng giãn phế quản rõ ràng. Các triệu chứng của giãn phế quản phát triển rất nhanh, để lâu sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế việc nhận biết được các triệu chứng giãn phế quản sớm sẽ giúp bạn được điều trị kịp thời. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của giãn phế quản:
- Ho, ho kèm khạc đờm trong nhiều năm là triệu chứng điển hình và thường thấy nhất.
- Đờm mủ có màu vàng hoặc màu xanh, có thể có kèm máu.
- Khi bội nhiễm thì sẽ làm khạc đờm tăng lên.
- Có thể không ho hoặc ho khan ( giãn phế quản thể khô ở những thùy trên ).
- Ngoài ra còn có những trường hợp có dấu hiệu của bệnh viêm đa xoang làm hướng đến hội chứng xoang phế quản.
3. Phòng giãn phế quản ngay tại nhà
Vệ sinh cá nhân, chỗ ở, tránh bị viêm họng, tiêm vắc xin,... là cách phòng giãn phế quản hiệu quả
Việc phòng ngừa bệnh, để bảo vệ bản thân là điều mà ai cũng nên làm để có sức khỏe tốt. Dưới đây là những cách phòng giãn phế quản hiệu quả hiện nay:
- Để phòng tránh giãn phế quản thì đầu tiên cần vệ sinh đường hô hấp mỗi ngày như súc miệng bằng nước muối, đánh răng 2 lần mỗi ngày.
- Tránh để bị viêm họng hạt, viêm amidan, viêm lợi, viêm chân răng, xoang mãn tính, viêm mũi.
- Nếu phát hiện bị tình trạng viêm đường hô hấp, cần đến ngay bệnh viện để khám và điều trị dứt điểm bệnh theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn lao hoặc trẻ sơ sinh thì cần phải tiêm phòng vắc xin BCG phòng lao.
- Cần nên tiêm phòng vắc xin cúm (hàng năm phải tiêm) và phòng phế cầu ( 4 năm 1 lần ).
- Cần thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức khỏe cũng như giúp cho hệ hô hấp hoạt động bình thường.
- Mặc ấm và giữ ấm cổ khi trời trở lạnh.
- Tránh gió lùa vào khi tắm
- Hạn chế tối đa việc hút thuốc lào thuốc lá.
- Cần đeo khẩu trang khi ra đường hoặc ở trong môi trường ô nhiễm có nhiều bụi.
Khi phát hiện tình trạng giãn phế quản thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để có phương án điều trị kịp thời. Bạn tuyệt đối không nên chủ quản khi có những triệu chứng của bệnh, để lâu bệnh sẽ tiến triển rất nhanh từ đó dẫn đến biến chứng nguy hiểm, khó khăn cho việc điều trị bệnh đó.