Việc phát hiện sớm bệnh mình đang mắc phải rất quan trọng, đặc biết là bệnh tiểu đường, giúp điều trị kịp thời, giảm những biến chứng, ngắn ngừa sự phát triển của bệnh. Câu hỏi được đặt ra là ở giai đoạn đầu của bệnh thì bệnh tiểu đường có chữa được không? Dưới bài viết này thì cùng mình tìm hiểu nhé!
1. Tìm hiểu bệnh tiểu đường và giai đoạn đầu bệnh tiểu đường có chữa được không
Bệnh tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa khi xảy ra tình trạng kháng insulin hoặc tuyến tụy sản sinh không đủ insulin, dẫn đến tăng cao chỉ số đường huyết. Bệnh tiểu đường được chia ra làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu ( tiền tiểu đường).
- Giai đoạn tiến triển.
- Giai đoạn khó kiểm soát.
- Giai đoạn cuối.
Giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường thường có tiến triển với những triệu chứng khó nhận biết, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2.
Nếu người mắc bệnh ở giai đoạn đầu được phát hiện sớm thì việc chữa trị sẽ dễ dàng, cơ hội được chữa khỏi mà không cần dùng thuốc khá cao. Nhưng có hơn 50% người mắc bệnh không hề biết mình mắc bệnh vì những triệu chứng không hề rõ ràng. Ở giai đoạn này, việc chữa trị không quá quan trọng việc dùng thuốc mà là ăn uống và tập luyện thể dục thể thao khoa học, điều độ.
Bệnh tiểu đường có chữa được không
Chính vì thế nên việc nhận biết những dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu rất quan trọng. Giúp người bệnh phục hồi, cải thiện sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
>>> TÌM HIỂU CÁCH TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2 HIỆU QUẢ
2. Những triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu
Đi tiểu thường xuyên
Do trong máu lượng đường tăng cao mà không hấp thụ được hết vào tế bào, vì vậy cơ thể phải đào thải qua đường nước tiểu. Triệu chứng tiêu biểu của người mắc bệnh đó chính là đi tiểu nhiều lần, thông thường sẽ khoảng 4 đến 7 lần trong 1 ngày, đặc biệt hay đi tiểu vào ban đêm.
Khát nước liên tục
Khát nước liên tục là triệu chứng tiêu biểu của bệnh tiểu đường. Vì đi tiểu nhiều lần nên cơ thể bị mất nước và phải liên tục bù lại nước. Chính vì thế nên dù có uống nước liên tục thì vẫn cảm thấy khát. Người mắc tiểu đường có thể uống đến 4 lít nước mỗi ngày, trong khi trung bình ở người bình thường chỉ là 2 lít.
>>> GIẢI ĐÁP THẮC MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Luôn cảm thấy đói
Bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường luôn cảm thấy thèm ăn và đói mặc dù vừa mới ăn xong. Đó là vì lượng đường hấp thụ vào cơ thể không được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho tế bào, đặc biệt là tế bào não. Vì thế não sẽ liên tục gửi thông tin xuống dạ dày để cơ thể bổ sung thực phẩm.
Giảm cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi
Mặc dù bổ sung ăn uống đầy đủ nhưng người bệnh vẫn bị sút cân. Nguyên nhân đó chính là lượng đường có trong máu tuy cao nhưng cơ thể không hấp thụ được. Để có năng lượng cung cấp cho tế bài hoạt động, cơ thể buộc phải đốt mỡ từ mô, phá hủy protein trong cơ thể, gây ra tình trạng tụt cân nhanh chóng. Có thể bị giảm từ 5 đến 10 cân chỉ trong 7 đến 14 ngày.
Bởi vì sút cân đột ngột nên cơ thể người bệnh bị thiếu năng lượng vì vậy luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Vết thương ở da lâu lành
Những vết thương, vết trầy trên da của người bệnh tiểu đường sẽ thường lâu lành hơn bình thường, có thể rất dễ bị nhiễm trùng, hoạt tử. Nguyên nhân là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường khiến người bệnh không cảm nhận rằng mình bị thương, điều đó khiến vết thương nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, biến chứng mạch máu ngoại vị do tiểu đường cũng làm giảm lượng máu đến các mô bị thương, khiến da dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút.
Ngoài các triệu chứng trên còn có những triệu chứng như da bị khô, ngứa thâm, mắt bị mờ, tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân, bàn tay,.. Qua những thông tin trên, hy vọng sẽ giúp bạn nhận biết được các triệu chứng của tiểu đường một cách nhanh chóng. Để kịp thời phát hiện và điều trị, tăng khả năng khỏi bệnh, giảm tối đa những biến chứng của bệnh hơn, cải thiện sức khỏe.