Những người mắc bệnh tiểu đường đều sẽ có chung một câu hỏi là liệu bệnh tiểu đường có chữa được không? Thực tế chỉ ra rằng căn bệnh này khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường, hãy cùng tìm hiểu điều đó qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường là tình trạng những rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Khi hooc- mon insullin do tuyến tụy sinh ra bị thiếu hoặc không không chuyển hóa đường, khiến cho lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động.
Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại chính gồm tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
2. Các phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh tiểu đường
Hiện nay, có 3 liệu pháp để điều trị dứt điểm bênh tiểu đường:
Cấy ghép tuyến tụy:
Đây là phương pháp để điều trị cho những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1. Khi cấy ghép thành công thì tuyến tụy sẽ giúp cơ thể người bệnh được khôi phục lại chức năng kiểm soát lượng đường huyết. Tại Mỹ, hàng năm có đến 1300 người ghép tụy thành công, trong đó 83% người bệnh không cần bổ sung insulin trong vòng 1 năm sau phẫu thuật.
Nhưng nhược điểm của phương pháp là tuyến tụy được hiến rất ít. Bệnh nhân phải duy trì thuốc chống đào thải suốt đời, khiến dễ xảy ra nhiều vấn đề khác nhau về sức khỏe.
Liệu pháp cấy ghép tế bào Beta của tiểu đảo tụy
Nguyên nhân chính bị mặc tiểu đường đó là do sự suy giảm chức năng của tế bào Beta. Phương pháp cấy ghép tế bào beta giúp cho cơ thế cảm nhận được hàm lượng đường có trong máu, từ đó sản xuất ra được hàm lượng insullin phù hợp và cân bằng lượng đường huyết.
Nhược điểm của phương pháp là bệnh nhân cần kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau để tránh tình trang cơ thể đào dài thải tế bài nên chỉ có khoảng 8% người bệnh được ghép tế báo Beta có thể duy trình được lượng đường huyết ổn định.
Liệu pháp tế báo gốc:
Đây là liệu pháp cấy tế bào gốc để dần dần phát triển thành các tế bào Beta. Nghiên cứu cho thấy đây là phương pháp tiềm năng khi giúp cải thiện quá trình trao đổi glucose và tăng độ nhạy của isnsulin một cách hiệu quả.
Dù các liệu pháp trên đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm nhưng rất đang được mong chờ. Mang lại hy vọng cho những người bệnh tiểu đường được chữa khỏi trong tương lai.
3. Mới mắc bệnh tiểu đường có chữa được không?
Hiện nay nếu người mắc bệnh tiểu đường ở tuýp 1 và 2 dù mới mắc hay lâu năm đều không thể chữa được khỏi hoàn toàn. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể kiểm soát được bệnh và hạn chế những biến chứng bằng lối sống lành mạnh, uống thuốc hạ đường huyết,..
4. Giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Tuân thủ liệu trình dùng thuốc
Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế thì điều trị bệnh tiểu đường chủ yếu điều trị tiểu đường tuýp 2 là thuốc Sulfonylurea (biệt dược Predian, Diamicron,..) và Biguanid (Glucophage, Metformin).
Trường hợp áp dụng thuốc tiêm là: đái tháo đường tuýp 1, bệnh nhân suy gan, suy thận, phụ nữ có thai đang cho con bú, đường huyết >300 mg/dl, HbA1c > 10%....
Lối sống khoa học và lành mạnh
Bệnh tiểu đường cần ăn gì
-
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: tăng cườn món ăn giàu chất xơ, giảm lượng carbohydrate và chất béo trong thực phẩm.
-
Giữ cân nặng cơ thể ở mức vừa phải với chỉ số BMI từ 18 đến 23 đối với nữ, với nam là từ 20 đến 25.
-
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
-
Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ vì stress cũng là nguyên nhân khiến cho đường huyết tăng cao.
-
Bệnh nhân nên từ bỏ thuốc lá, ngủ đủ giấc đúng giờ thư giãn để làm giảm quá trình stress oxy hóa giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Như vậy bệnh tiểu đường có chữa được hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào lối sống và cách điều trị bằng thuốc của bệnh nhân. Nếu xuất hiện bất thường trong quá trình trị bệnh thì người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ và thường xuyên khám định kỳ.