Thoái hóa khớp háng là bệnh chủ yếu gặp ở người cao tuổi, là hậu quả của tuổi tác và sự hao mòn lâu ngày của các khớp xương. Hiện nay tình trạng này có xu hướng trẻ hóa, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Dưới đây cùng BNC tìm hiểu về tình trạng thoái hóa khớp háng ở người trẻ hiện nay nhé.
1. Tìm hiểu thoái hóa khớp háng là gì?
Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau nhức kéo dài, biến đổi cấu trúc khớp, thậm chí tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và mang thêm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Khi được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ chậm lại, các triệu chứng đau giảm, người bệnh khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.
Thoái hóa khớp gối ở người trẻ hiện nay có xu hướng tăng cao
Thoái hóa khớp háng bao gồm hai loại bệnh:
• Thoái hóa khớp háng nguyên phát: chiếm 50% trường hợp và thường gặp ở người trên 60 tuổi.
• Thoái hóa khớp háng thứ phát: Được chia thành các loại phụ sau:
• Thoái hóa khớp háng sau chấn thương, ví dụ: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối.
• Thoái hóa khớp háng sau biến dạng phẳng mắc phải của khớp háng hoặc hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
• Thoái hoá khớp háng trên nền dị dạng cũ: Trật khớp háng, loạn dưỡng khớp háng,...
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp háng
Nguyên nhân nguyên phát: Thường gặp ở người lớn tuổi và chiếm tỉ lệ cao nhất
Nguyên nhân thứ phát:
• Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.
• Chấn thương khớp háng do ăn uống, luyện tập, thi đấu thể thao, vấp ngã khi leo cầu thang, . ..
• Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được chữa trị dứt điểm nên khi bước vào tuổi trung niên dễ bị thoái hoá khớp háng.
• Thoái hoá khớp háng ngay từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.
• Thoái hoá khớp háng do biến chứng của một số bệnh mãn tính như gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,...
3. Những triệu chứng của thoái hóa khớp háng ở người trẻ
Bệnh nhân phải đi lại khó khăn hoặc đi tập tễnh vì khớp háng chịu trọng lực cơ thể lớn nhất.
Tìm hiểu triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Đau:
• Ở giai đoạn sớm: Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan đến đùi, cũng như dưới khớp gối, phía sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi, đau nhiều khi đi lại hoặc đứng dậy.
• Giai đoạn sau: Các cơn đau xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi mới tỉnh dậy và đau dữ dội dần về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng và đau nhiều khi đi lại.
• Giai đoạn cuối: Bệnh nhân đau ít khi nghỉ ngơi và đau hơn vào ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa đột ngột.
Bệnh nhân thường cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hay co rút khớp háng.
Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến những động tác sinh hoạt hằng ngày như đứng, đi vệ sinh, xỏ dây giày, . ..
Xuất hiện các cơn đau nhói mỗi khi vận động vặn người, xoay người hay dạng háng sau khi nghỉ hết đau.
>>> Xem thêm về: TPCN: Bi-Jcare - Bổ Xương Khớp, Tăng Cường Sức Khỏe Xương Khớp
4. Cách phòng ngừa thoái hóa khớp háng ở người trẻ
- Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hay dị tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt nhằm giảm thiểu nguy cơ thoái hoá khớp khi lớn tuổi.
- Nếu bị tình trạng thoái hóa khớp háng thì cần nên hạn chế cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ mỗi ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa, dầu cá,…
- Đi ngủ sớm, dậy sớm và giữ tinh thần thoải mái.
- Cần điều trị dứt điểm một số bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng khớp háng như bệnh gout, đái tháo đường,...
- Duy trì cân nặng phù hợp sẽ làm giảm gánh nặng cho khớp háng cũng như các khớp xương khác.
- Hạn chế đi lại quá nhiều như chạy nhảy, vác vật nặng,... sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình vận động khớp háng.
- Nên cẩn trọng trong quá trình vận động để hạn chế va đập chấn thương làm gãy cổ xương đùi hoặc trật khớp háng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường canxi, omega 3 và vitamin D để bảo vệ sụn khớp và phục hồi chức năng ở xương khớp. Đồng thời nên hạn chế thức ăn cay nóng, giàu dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích,... có thể làm ảnh hưởng đến quá trình vận động của sụn khớp.
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường tuần hoàn máu và tăng cường sức khoẻ của xương khớp.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về thoái hóa khớp háng ở người trẻ. Bạn cần nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, vì thế có cách điều trị hiệu quả nhất.