(024) 3683 0838
Trang chủ     Góc sức khỏe

Góc giải đáp: Ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cũng không phải là thấp. Vậy những người có tiếp xúc với người bị ung thư phổi có lây không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này trong bài viết sau 

Tìm hiểu qua về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi gồm hai thể là ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ. Trong số bệnh nhân mắc ung thư phổi thì có đa số người mắc ung thư không phải tế bào nhỏ, chiếm khoảng 85%, đây là loại ít nguy hiểm và phát triển chậm. Còn 15% còn lại thuộc loại nguy hiểm hơn, là người bị ung thư phổi tế bào nhỏ

ung thư phổi có lây không

Hình ảnh bệnh nhân ung thư phổi 

Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi không có nhiều biểu hiện nên rất khó phát hiện bệnh. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Tuy nhiên, hầu như người bệnh khi ho nhiều, tức ngực, đường thở bị chèn ép thì mới bắt đầu đi khám, việc này sẽ khó khăn hơn trong điều trị.

ung thư phổi có lây không

Nên nhận biết sớm về ung thư phổi

Ung thư phổi có lây không?

Ung thư phổi có lây không là câu hỏi được khá nhiều người băn khoăn và câu trả lời được các nhà khoa học khẳng định là không. Bệnh ung thư phổi không có tính chất lây nhiễm qua bất cứ con đường nào và không phải là bệnh truyền nhiễm. Những người tiếp xúc gần không có khả năng lây nhiễm 

Mặc dù không lây nhiễm nhưng bệnh này lại có khả năng di truyền giữa các thế hệ khoảng 5-10%. Những người sống trong gia đình có người ung thư phổi thì nguy cơ mắc sẽ cao hơn so với người khác. Bởi các tế bào đột biến gen có thể di truyền từ bố sang con và sang đời cháu.

Cách phòng ngừa bệnh ung thư phổi 

Ung thư phổi là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và bất kì ai cũng có thể mắc bệnh. Hãy cùng tìm hiểu một vài cách để phòng ngừa những nguy hại cho sức khỏe của bạn nhé

Lối sống và sinh hoạt khoa học, hợp lý

Tăng cường các loại rau xanh, củ quả tươi chứa vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể có khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật. Những chất này cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do - yếu tố gây ra bệnh ung thư phổi

Tập thể dục và hoạt động thường xuyên để cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Có khả năng chống chọi và ngăn ngừa những tác động xấu từ môi trường gây bệnh. Đặc biệt hạn chế hút thuốc và các chất kích thích làm tổn hại đến lá phổi.

Khám sức khỏe định kỳ 

Ở giai đoạn đầu, bệnh có ít biểu hiện và triệu chứng nên rất khó phát hiện. Cho nên chỉ bằng cách kiểm tra sức khỏe thường xuyên thì mới biết nguy cơ mắc bệnh. Từ đó, quá trình điều trị bệnh sẽ kiểm soát hơn, cơ hội sống của người bệnh cũng cao hơn là để đến giai đoạn bệnh trở nặng

Nên sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng để ngăn ngừa ung thư phổi 

Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nơi nào bán thuốc ngừa ung thư phổi và thực phẩm chức năng uy tín thì hãy đến ngay với BNC Medipharm. Tại đây chúng tôi không chỉ bán sản phẩm mà còn có dịch vụ thăm khám ban đầu để có những hướng dẫn kịp thời cho sức khỏe của bạn.

>> Tìm hiểu các phương pháp điều trị ung thư phổi mới nhất

Kết luận

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư phổi có lây không rồi. Dù không có khả năng lây nhiễm nhưng nó vẫn là một căn bệnh nguy hiểm. Hãy theo dõi thêm những bài viết sau để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe của bạn nhé. 

 

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm

Thủ dâm là hành vi phổ biến ở nam giới, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.

Xem tiếp...
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Thuyên tắc phổi (hay tắc mạch phổi) xảy ra khi cục máu đông ở một vị trí khác trong cơ thể bị vỡ, trôi nổi tự do trong hệ tuần hoàn đến động mạch phổi và gây tắc nghẽn đột ngột dòng máu lưu thông trong vùng đó.

Xem tiếp...
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam

Thiếu hụt testosterone có thể dẫn tới trầm cảm, giảm trí nhớ, nhưng quá nhiều hormone cũng có nguy cơ gây vô sinh, đột quỵ, tăng huyết áp.

Xem tiếp...
Nằm võng có thể hỏng cột sống
Nằm võng có thể hỏng cột sống

Nằm võng thường xuyên có thể tác động đến đường cong sinh lý của cột sống gây gù vẹo, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.

Xem tiếp...
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ

Đau cứng cổ, tê tay, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần đi khám sớm để tránh các biến chứng nặng nề.

Xem tiếp...
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Tôi bị đau vai gáy đã lâu, gần đây đau tê xuống cánh tay. Đây là bệnh gì, nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Xem tiếp...
7 thay đổi lối sống giúp ổn định huyết áp không cần dùng thuốc
7 thay đổi lối sống giúp ổn định huyết áp không cần dùng thuốc

Giảm đường, muối, tăng cường kali, hạn chế rượu bia, kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng hỗ trợ hạ huyết áp tự nhiên mà không cần dùng thuốc.

Xem tiếp...
Điều gì xảy ra khi mãn kinh trước tuổi 40?
Điều gì xảy ra khi mãn kinh trước tuổi 40?

Phụ nữ bị mãn kinh trước tuổi 40 ảnh hưởng đến khả năng sinh con, dễ lo âu, mất ngủ do buồng trứng ngừng hoạt động dẫn đến thiếu hụt estrogen.

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat