(024) 3683 0838
Trang chủ     Góc sức khỏe

Đau khớp háng có nên đi bộ?

Tôi bị đau khớp háng, đi bộ hàng ngày có cải thiện tình trạng không hay làm bệnh tiến triển nặng?
 

Đau khớp háng là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là người có bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc chấn thương lâu ngày. Nhiều người lo ngại rằng đi bộ có thể khiến cơn đau tăng lên và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, đi bộ đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho khớp háng cũng như sức khỏe tổng thể.

Đi bộ kích thích cơ thể sản xuất hoạt dịch khớp, giúp khớp háng hoạt động trơn tru, giảm ma sát, duy trì sự linh hoạt của khớp và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp. Hoạt động này cũng thúc đẩy lưu thông máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng khớp, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương. Người thường xuyên đi bộ cũng có thể kiểm soát cân nặng, giảm áp lực lên khớp háng, hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp sớm. Bài tập này tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần, kích thích cơ thể giải phóng endorphin, một loại hormone giảm đau tự nhiên và cải thiện tâm trạng.

Tuy nhiên, đi bộ không đúng cách có thể làm tăng áp lực lên khớp háng, khiến các cơn đau trầm trọng hơn. Nếu có các dấu hiệu như đau dữ dội, khớp sưng đỏ, nóng, cứng khớp ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc kèm theo sốt, bạn nên ngừng đi bộ và khám chuyên khoa để được đánh giá chính xác tình trạng khớp háng. Trường hợp đau khớp háng ở mức độ nhẹ đến trung bình, đi bộ với cường độ phù hợp có thể cải thiện triệu chứng.

Bạn cần chọn giày phù hợp, độ đàn hồi tốt để giảm áp lực lên khớp háng, đảm bảo an toàn, nên đi bộ trên bề mặt bằng phẳng, tránh địa hình gồ ghề hoặc có độ dốc lớn. Trước khi bắt đầu, bạn cần khởi động kỹ để làm nóng khớp và cơ, giảm nguy cơ chấn thương. Bạn có thể đi bộ với tốc độ chậm, bước ngắn và tăng dần thời gian khi cơ thể đã thích nghi. Trong quá trình đi, hãy giữ tư thế đúng, lưng thẳng, không khom người hoặc bước lệch dáng tránh làm tổn thương các khớp khác. Nếu cần có thể sử dụng gậy hỗ trợ để giảm tải trọng lên khớp háng.

Bạn có thể kết hợp các bài tập khác như đạp xe đạp hoặc yoga giúp duy trì sự linh hoạt của khớp mà không gây áp lực quá mức lên vùng bẹn. Khi tập luyện, bạn lắng nghe cơ thể, nếu cơn đau tăng lên sau khi đi bộ hoặc tập luyện, nên nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng khớp. Trường hợp đau kéo dài và không giảm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để có hướng dẫn phù hợp.

Nếu duy trì thói quen đi bộ hàng ngày đúng cách kết hợp ăn uống khoa học và theo dõi sát tình trạng khớp, bạn có thể kiểm soát cơn đau hiệu quả, hạn chế tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. (Nguồn: VNexpess.net)

Giải pháp tổng thể cho bệnh lí xương khớp: Bi-Jcare max

 


BNC Medipharm - CTY TNHH TMDV Y TẾ BÌNH NGHĨA
Đơn vị nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng trực tiếp từ Mỹ, Canada độc quyền phân phối tại Việt Nam.
Hotline & zalo: 0956 745 615 & 0978 307 072 &096 880 5353
Website: http://bncmedipharm.com.vn
Địa chỉ: Tầng 1 Tòa nơ 22 KĐT Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm

Thủ dâm là hành vi phổ biến ở nam giới, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.

Xem tiếp...
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Thuyên tắc phổi (hay tắc mạch phổi) xảy ra khi cục máu đông ở một vị trí khác trong cơ thể bị vỡ, trôi nổi tự do trong hệ tuần hoàn đến động mạch phổi và gây tắc nghẽn đột ngột dòng máu lưu thông trong vùng đó.

Xem tiếp...
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam

Thiếu hụt testosterone có thể dẫn tới trầm cảm, giảm trí nhớ, nhưng quá nhiều hormone cũng có nguy cơ gây vô sinh, đột quỵ, tăng huyết áp.

Xem tiếp...
Nằm võng có thể hỏng cột sống
Nằm võng có thể hỏng cột sống

Nằm võng thường xuyên có thể tác động đến đường cong sinh lý của cột sống gây gù vẹo, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.

Xem tiếp...
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ

Đau cứng cổ, tê tay, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần đi khám sớm để tránh các biến chứng nặng nề.

Xem tiếp...
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Tôi bị đau vai gáy đã lâu, gần đây đau tê xuống cánh tay. Đây là bệnh gì, nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Xem tiếp...
7 thay đổi lối sống giúp ổn định huyết áp không cần dùng thuốc
7 thay đổi lối sống giúp ổn định huyết áp không cần dùng thuốc

Giảm đường, muối, tăng cường kali, hạn chế rượu bia, kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng hỗ trợ hạ huyết áp tự nhiên mà không cần dùng thuốc.

Xem tiếp...
Điều gì xảy ra khi mãn kinh trước tuổi 40?
Điều gì xảy ra khi mãn kinh trước tuổi 40?

Phụ nữ bị mãn kinh trước tuổi 40 ảnh hưởng đến khả năng sinh con, dễ lo âu, mất ngủ do buồng trứng ngừng hoạt động dẫn đến thiếu hụt estrogen.

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat