Hầu như mọi người thường gặp phải tình trạng chóng mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi những nguyên nhân đó là mệt mỏi, say nắng, vận động quá sức, say tàu xe,… Nhưng đôi khi chóng mặt chính là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.
Thông thường thì chóng mặt là triệu chứng vô hại, không nguy hiểm với sức khỏe. Nhưng nếu tình trạng chóng mặt xảy ra thường xuyên thì nó sẽ vô cùng nguy hiểm. Chính vì điều đó nếu bạn bị chóng mặt thương xuyên cần đến khám và kiểm tra sức khỏe càng sớm sàng tốt nha.
Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra chóng mặt thường thấy, không gây nguy hiểm đến sức khỏe như sau:
1. Tình trạng hạ huyết áp
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chóng mặt là hạ huyết áp. Khi áp lực máu giảm xuống quá thấp, người bệnh có thể cảm thấy hoa mắt, thậm chí là ngất xỉu.
Nguyên nhân phổ biến gây ra chóng mặt chính là hạ huyết áp
Các nguyên nhân thường gặp gây hạ huyết áp bao gồm mất nước, tác dụng phụ của thuốc, một số vấn đề thần kinh và các vấn đề về tim. Để kiểm soát huyết áp hiệu quả, mọi người cần thay đổi lối sống sao cho lành mạnh và tích cực. Bao gồm ăn nhiều rau củ, uống đủ nước, trái cây. Lưu ý tránh đứng dậy quá nhanh vì hành động này có thể gây ra tụt huyết áp.
2. Bị rối loạn hoảng sợ
Khi ai đó trải qua mức độ lo lắng cao hoặc một cơn hoảng loạn bất ngờ, cơ thể họ có thể xuất hiện các triệu chứng như nhịp tim nhanh, chóng mặt và khó thở. Đối với những người mắc phải tình trạng dễ xuất hiện cơn hoảng loạn hoặc lo lắng nghiêm trọng, thì cần thực hiện biện pháp phòng ngừa và thăm chuyên gia tâm lý là rất cần thiết.
>>> GIẢM CHOLESTEROL TRONG MÁU HIỆU QUẢ KHI UỐNG SỮA?
3. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm cho người dùng cảm thấy chóng mặt, trong đó có thể kể đến các loại thuốc điều trị huyết áp cao, trầm cảm, rối loạn tâm thần và thuốc an thần. Nếu người bệnh nghi ngờ rằng cơn chóng mặt của họ có liên quan đến thuốc, họ cần thảo luận với bác sĩ. Bác sĩ có thể xem xét thay đổi loại thuốc điều trị nếu cần thiết.
4. Hạ đường huyết và mất nước
Chóng mặt đôi khi có thể là kết quả của mất nước hoặc hạ đường huyết, khi lượng đường glucose trong máu giảm xuống mức thấp. Khi cơ thể thiếu nước hoặc glucose cần thiết, triệu chứng mệt mỏi và chóng mặt có thể xuất hiện. Theo Medical News Today, uống đủ nước và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp ngăn ngừa loại chóng mặt này.