Những bệnh lý về thận thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể ảnh hướng đến tính mạng của con người. Đây được coi là những bệnh lý có thể giết chết ngườu bệnh thầm lặng. Vậy bạn có biết đối tượng nào dễ mắc bệnh suy thận không? Bài viết sau của BNC chúng tôi sẽ nói chi tiết về vấn đề này nhé.
1. Tìm hiểu về tình trạng suy thận
Bệnh suy thận chính là tình trạng suy giảm chức năng của thận hoặc tổn thương thận. Tình trạng suy thận có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau hoặc do nhiều bệnh lý khác nhau. Suy thận được chia làm 2 nhóm bệnh chính là suy thận cấp và suy thận mãn.
Tình trạng suy thận mãn cực kỳ nguy hiểm, không thể được chữa trị hoàn toàn
Suy thận cấp có thể diễn ra ở vài ngày, nếu có cách điều trị phù hợp thì sau vài tuần thì thận có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần chức năng.
Còn người bị suy thận mãn dù có điều trị thì cũng không thể phục hồi hoàn toàn chức năng thận. Những phương pháp điều trị suy thận mãn chỉ có tác dụng làm chậm diễn biến và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
2. Đối tượng nào dễ mắc bệnh suy thận hiện nay
2.1. Người mắc bệnh lý về thận
Khi mắc phải một bệnh lý thận, suy thận có thể được coi là kết quả cuối cùng. Những bệnh như sỏi thận, viêm bể thận hoặc viêm cầu thận, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ quan thận. Đồng thời, chức năng của thận cũng sẽ dần giảm đi.
2.2. Người bị tiểu đường và cao huyết áp
Đây được coi là hai căn bệnh gây suy thận mạn tính cho khoảng 60% bệnh nhân. Khi huyết áp tăng cao, máu trong thận phải chịu áp lực và gây tổn thương, hạn chế và phá hủy các mạch máu. Điều này dẫn đến sự giảm lượng máu cung cấp đến các bộ phận khác, bao gồm cả thận. Đương nhiên, chức năng của thận sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, không thể loại bỏ đủ nước thừa và chất độc. Người mắc tiểu đường thường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống lọc của thận và theo thời gian, hệ thống này sẽ bị phá hủy. Protein cũng được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
2.3. Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính như lupus ban đỏ, gout,… là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh thận mãn tính. Đối tượng này thường sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh điều trị trong một thời gian dài, vì thế thận sẽ chịu rất nhiều tác động việc này.
3. Cách phòng tránh những bệnh về thận
3.1. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ
Không chỉ kiểm tra sức khỏe tổng quát của bạn, khám định kỳ còn giúp bạn phát hiện sớm cac bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Từ đó có hướng điều trị kịp thời, giúp bạn tránh bị bệnh nặng hơn và các biến chứng khác mà có thể gặp phải.
3.2. Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Không chỉ nâng cao sức khỏe, bảo vệ cơ thể một cách khỏe mạnh, từ đó giúp có đề kháng tốt để phòng bệnh thận hiệu quả. Lưu ý hạn chế những thực phẩm nhiều muốn, tránh ăn đồ ăn được chế biến sẵn nhé.
3.3. Thường xuyên vận động, tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp hạn chế bệnh thận rất hiệu quả. Bạn cũng nên hạn chế ngồi lâu bởi đây là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. Khi ngồi lâu thì bạn nên dành ra vài phút để vận động nhẹ nhàng điều đó vừa tránh bị trĩ vừa giúp bạn tránh sỏi thận.
Trên đây là những chia sẻ của BNC về những đối tượng nào dễ mắc bệnh suy thận. Việc kết hợp giữa chế độ ăn uống, vận động thường xuyên cùng với thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phòng tránh được nhiều bệnh lý, nâng cao sức khỏe.