Từ xa xưa, ngoài việc sử dụng tỏi để làm thực phẩm nấu ăn thì nó còn hỗ trợ trị nhiều bệnh đã trở nên phổ biến. Tỏi dễ dàng sử dụng với chi phí thấp nên được mọi người rất yêu chuộng. Nhiều người thắc mắc rằng tỏi chữa cao huyết áp? có thật không nhỉ? Cùng tìm hiều qua bài dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu về cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp, còn được gọi là tăng huyết áp, là tình trạng mà áp lực máu đẩy vào thành động mạch từ tim đến các bộ phận của cơ thể cao hơn bình thường. Khi áp lực này tăng lên, nó có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Theo Hiệp hội tim mạch học Quốc gia, huyết áp được coi là ở mức tốt nhất khi nó thấp hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Nếu áp huyết vượt quá mức 140/90mmHg, thì nó được xem là cao huyết áp.
Người bị tăng huyết áp thường có thể trải qua một loạt triệu chứng, bao gồm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, và cảm giác nóng bừng trên mặt.
2. Tỏi chữa cao huyết áp? Có thật không?
Câu hỏi tỏi chữa cao huyết áp? Có thật không? Viện Y tế Quốc gia đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng của tỏi đối với huyết áp và kết luận rằng tỏi có khả năng giảm huyết áp một cách hiệu quả. Cùng với đó, trang Rối loạn tim mạch BMC đã thực hiện một nghiên cứu bằng 11 thử nghiệm lâm sàng và đã tìm ra rằng tỏi hiệu quả hơn nhiều so với các giả dược khác trong việc giảm áp lực máu ở người có huyết áp cao.
Một báo cáo từ Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng châu Âu (2013) đã thực hiện thử nghiệm lâm sàng trên 79 người mắc bệnh tăng huyết áp tâm thu không kiểm soát. Kết quả cho thấy, sau giai đoạn điều trị bệnh, người sử dụng 480 - 960mg chiết xuất tỏi mỗi ngày đã ghi nhận mức huyết áp tâm thu giảm đáng kể.
Theo những nghiên cứu chỉ ra tỏi có khả năng giảm huyết áp hiệu quả
Tổng hợp các nghiên cứu, nguyên nhân khiến tỏi có hiệu quả trong việc giảm cao huyết áp có thể liên quan đến thành phần allicin, diallyl trisulfide, diallyl disulfide, các chất chống oxy hóa, khoáng chất, và vitamin có trong tỏi. Allicin, một hoạt chất quan trọng trong tỏi, đã được xem xét đặc biệt về khả năng làm giảm huyết áp. Ngoài ra, tỏi cung cấp oxit nitric và tham gia vào quá trình vận chuyển oxy trong máu. Do khả năng chứa các chất chống oxy hóa, tỏi có khả năng làm sạch máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, và làm giảm cholesterol xấu. Tất cả những tác động này dẫn đến giảm sức cản ngoại vi, giúp duy trì áp lực máu ổn định.
3. Cách dùng tỏi để hỗ trợ điều trị cao huyết áp
Cách sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị cao huyết áp có thể thực hiện qua các phương pháp sau:
3.1. Cách làm trà tỏi
- Lấy 3 - 4 tép tỏi tươi, đập nhẹ và đặt chúng vào nồi nước nóng.
- Đun sôi nước, sau đó tắt bếp và để nước tỏi nguội tự nhiên.
- Bạn có thể thêm 1 - 2 thìa mật ong để làm cho đồ uống thêm ngon miệng.
Lưu ý: Mỗi ngày uống một cốc trà tỏi có thể giúp kiểm soát huyết áp tốt, nhưng cần tránh tiêu thụ quá nhiều tỏi để tránh gây ra các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, trào ngược, và khó thở.
3.2. Ăn tỏi tươi
Tỏi chữa cao huyết áp? có thật không? Ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp huyết áp được ổn định hơn
Bạn có thể ăn tỏi tươi trực tiếp hoặc thái tỏi thành lát nhỏ, sau đó sử dụng trong nấu ăn hoặc chấm nước mắm.
3.3. Sử dụng bột tỏi
- Mỗi ngày, tiêu thụ khoảng 600 - 900g bột tỏi có thể giảm áp lực máu từ 9 - 12%.
- Bột tỏi chứa khoảng 3.6mg anilin, một chất tương tự kháng sinh, có thể thúc đẩy sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch và giúp đối phó với bệnh tật.
Ngoài việc sử dụng tỏi để hỗ trợ điều trị cao huyết áp, có những biện pháp khác mà bạn có thể thực hiện để kiểm soát chỉ số huyết áp. Điều quan trọng là duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, trong đó cần tránh các đồ uống có cồn và hạn chế việc tiêu thụ muối. Đồng thời, duy trì cân nặng ở mức hợp lý và giảm tối đa tác động căng thẳng tâm lý.
Phương pháp chữa bệnh cao huyết áp bằng tỏi có thể thực hiện dễ dàng và có hiệu quả tương đối tốt, miễn là không sử dụng quá mức. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định áp dụng phương pháp này trong thời gian dài, nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ chuyên gia để được tư vấn về liều lượng sử dụng phù hợp.