Sa búi trĩ là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ ngoại hiện nay, đây là tình trạng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Bệnh trĩ gây ra những đau đơn, khó chịu cho người bệnh, khiến cuộc sống thường ngày bị ảnh hưởng. Dưới đây cùng tìm hiểu xem sa búi trĩ có nguy hiểm không? Và cách điều trị sa búi trĩ hiệu quả hiện nay.
I. Sa búi trĩ có nguy hiểm không? Biến chứng mà nó gây ra
Đa số người mắc bệnh trĩ thường có câu hỏi chung là "Sa búi trĩ có nguy hiểm không?" Sa bũi trĩ nếu được phát hiện kịp thời và có cách điều trị phù hợp thì sẽ khiến bệnh trĩ được chữa khỏi và không gây ra nguy hiểm. Nhưng nếu không được phát hiện sớm thì có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Dưới đây có thể kể đến những biến chứng nguy hiểm đó như sau:
1. Tắc tĩnh mạch
Khi búi trĩ phát triển đến kích thước lớn và trượt xuống hậu môn, nó có thể tạo áp lực trên các mạch máu, ngăn chặn dòng máu trong niêm mạc hậu môn. Các mạch máu này có thể bị vỡ, gây ra chảy máu và tạo thành các cục máu đông. Khi tắc tĩnh mạch trĩ ngoại xảy ra, bạn có thể cảm nhận đau tự nhiên, và nếu bạn kiểm tra hoặc tạo áp lực lên khu vực này, bạn có thể thấy một khối nhỏ màu xanh ở rìa hậu môn.
Tắc tĩnh mạch trĩ nội gây ra cảm giác đau và cảm giác sưng ở bên trong hậu môn, nhưng triệu chứng này không rõ ràng như trĩ ngoại. Tình trạng tắc tĩnh mạch kéo dài có thể dẫn đến viêm nhiễm quanh hậu môn và có nguy cơ nhiễm khuẩn máu.
2. Nghẹt búi trĩ
Sa búi trĩ có nguy hiểm không phụ thuộc vào thời điểm bạn phát hiện bệnh
Khi búi trĩ nội bị sa ra ngoài và trở nên quá lớn để đẩy vào bên trong hậu môn, có thể gây tắc nghẽn. Nghẹt búi trĩ không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn tác động đến cơ chế bài tiết và loại bỏ phân, gây táo bón. Táo bón có thể làm tình trạng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Hoại tử búi trĩ
Khi búi trĩ bị đẩy ra ngoài, khu vực hậu môn thường ẩm ướt do tiết dịch nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển, gây viêm nhiễm hậu môn và tăng nguy cơ hoại tử. Nếu búi trĩ sưng to, chuyển sang màu xám đen hoặc nâu đỏ, có thể là dấu hiệu của sự hoại tử.
4. Viêm da
Vùng da giữa các búi trĩ thường bị ẩm ướt, dễ dẫn đến tình trạng hăm, loét. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây viêm da xung quanh hậu môn hoặc viêm khe. Khi điều này xảy ra, người bệnh thường cảm nhận ngứa ngáy, cảm giác nóng rát không thoải mái, gây mất tự tin và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
5. Gây mất máu
Búi trĩ sưng to có thể khiến người bệnh mất máu mỗi khi đại tiện. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mất máu. Nếu búi trĩ lớn và tĩnh mạch hậu môn bị vỡ, có thể gây ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng. Người bệnh thường cảm thấy chói mắt, huyết áp giảm, choáng váng, mệt mỏi và suy nhược. Tuy nhiên, trường hợp mất máu nghiêm trọng không thường gặp.
6. Nhiễm trùng máu
Biến chứng nguy hiểm nhất của trĩ là nhiễm trùng máu. Khi búi trĩ sưng to và căng phồng, có thể dễ bị tổn thương hoặc bị áp xe ở khu vực hậu môn. Các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua các vết thương, gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng đe dọa tính mạng.
II. Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả
Phương pháp Lông là phương pháp điều trị sa búi trĩ hiện đại được mọi người tin dùng
Để hiểu cách điều trị sa búi trĩ một cách hiệu quả và đúng cách, khi xuất hiện các dấu hiệu của sa búi trĩ, bệnh nhân cần nên tới bệnh viện để được chuyên gia y tế kiểm tra và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
Trong trường hợp nhẹ (sa búi trĩ độ 2, 3), bác sĩ có thể đề xuất sử dụng các loại thuốc điều trị bao gồm thuốc bôi, thuốc đặt và thuốc uống. Các loại thuốc này có khả năng làm giảm viêm nhiễm, ngăn ngừng nhiễm khuẩn, giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu tại búi trĩ. Đồng thời, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống hàng ngày và tập thể dục hợp lý.
Nhiều trường hợp sa búi trĩ độ 3 trở lên thường được khuyên áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để điều trị nhanh chóng hơn và ngăn ngừa những tái phát của bệnh.
Phương pháp cắt bỏ búi trĩ theo phương pháp Longo là một lựa chọn tốt, giúp khắc phục các hạn chế của các phương pháp truyền thống. Cụ thể, phương pháp này không cắt da ở khu vực hậu môn, thay vào đó, nó đặt búi trĩ và niêm mạc sa lên phía trong trực tràng - một vùng không có cảm giác đau. Sau đó, quá trình cắt và khâu sẽ được thực hiện bên trong trực tràng. Nhờ đó, người bệnh trải qua quá trình phẫu thuật mà không cảm nhận đau đớn sau mổ, thời gian nằm viện được rút ngắn và quá trình phẫu thuật nhanh chóng hơn.