Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh trĩ đó là sa búi trĩ, sau đó sẽ dẫn đến đau rát, ngứa ngáy và chảy máu do vận động, làm việc. Vậy, sa búi trĩ có nguy hiểm không? Mức độ sa búi trĩ tùy thuộc vào mức độ sa nhiều hay ít, tuy nhiên nếu điều trị ở giai đoạn sớm sẽ giảm được nguy cơ biến chứng sa búi trĩ cũng như chi phí điều trị.
Bi-hem max - giải pháp tốt nhất cho người bị trĩ
Sa búi trĩ là như thế nào? Sa búi trĩ có nguy hiểm không?
Sa búi trĩ còn có tên gọi là bệnh lòi dom hoặc lòi búi trĩ. Sa búi trĩ thường xảy ra sau một thời gian đi cầu kèm theo chảy máu, búi trĩ sau khi hình thành có thể nhanh chóng phát triển đến mức độ nặng và không thể tự khỏi. Nếu để lâu ngày bị sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi, cơ thể sẽ bị thiếu máu. Các búi trĩ lớn lên gây áp lực lên mạch máu, gây tắc nghẽn lưu thông máu, các tế bào hậu môn không được cung cấp đủ oxy và máu, diễn ra lâu ngày có thể gây hoại tử hậu môn và biến chứng ung thư.
Tình trạng sa búi trĩ có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được can thiệp và điều trị nhanh chóng. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp như:
- Gây tắc tĩnh mạch: Khi các búi trĩ phát triển và lan xuống hậu môn có thể chèn ép các mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu khiến cho các tế bào niêm mạc hậu môn không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng. Tình trạng này diễn ra lâu ngày có thể gây hoại tử hậu môn, thậm chí biến chứng thành ung thư trực tràng.
- Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sa ra bên ngoài sẽ ngày càng to và đến một lúc nào đó sẽ không thể đưa trở lại hậu môn. Điều này có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn hậu môn, khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cơ chế bài tiết, đào thải phân.
- Hoại tử búi trĩ: Sa búi trĩ sẽ làm tăng tiết dịch hậu môn khiến nơi đó luôn ẩm ướt và ngứa ngáy. Vi khuẩn gây bệnh cũng sinh sôi và phát triển dẫn đến viêm nhiễm hậu môn và tăng nguy cơ hoại tử.
- Nhiễm trùng máu: Biến chứng gây nguy hiểm nhất của sa búi trĩ là nhiễm trùng máu. Búi trĩ lớn có thể gây nứt hậu môn và áp xe hậu môn, nơi vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu qua các vết nứt và rách thâm, có thể dẫn đến nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
- Gây thiếu máu trầm trọng: Với tình trạng sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi kéo dài, cơ thể người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng. Người bệnh dễ bị chóng mặt, uể oải, mệt mỏi, suy nhược, da xanh xao hoặc bệnh nhẹ, thể trạng kém…
Sa búi trĩ là bệnh tiêu hóa nhẹ nhưng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu kéo dài và không được điều trị đúng cách. Vì vậy, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Viên uống Bi-hem max
Sa búi trĩ nên điều trị bằng thuốc hay cắt bỏ?
Có nhiều biện pháp khắc phục khác nhau cho bệnh trĩ. Nó có thể được phân loại thành điều trị nội khoa (dùng thuốc) và điều trị can thiệp (phẫu thuật, thủ thuật). Vậy sa búi trĩ nên điều trị hay cắt bỏ?
Có một thực trạng hiện nay, hầu hết người bệnh khi mắc bệnh trĩ đều không đi khám mà tự ý điều trị tại nhà bằng cách tự mua thuốc nam hoặc mua thuốc không theo đơn về điều trị. Đặc biệt, việc bôi thuốc để búi trĩ tự rụng rất nguy hiểm do có khả năng nhiễm trùng, hoại tử hậu môn.
Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng biến chứng lại rất nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện mắc bệnh trĩ, người bệnh nên chủ động đi khám sớm để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Xem thêm: Tìm hiểu về dấu hiệu thoát vị đĩa đệm mới nhất 2023