Tình trạng cổ tay tự nhiên đau nhức có thể chỉ đơn thuần khi tay bị va đập hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp bị đau khớp cổ tay lại chính là dấu hiệu nhận biết một số căn bệnh khá nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về vấn đề này!
Cấu tạo của cổ tay
1. Thế nào là bị đau khớp cổ tay phải?
Phần cổ tay là một tổ hợp các nhóm khớp nhỏ đan xen nhau nhằm giữ ổn định cho cánh tay và bàn tay. Ngoài ra, khớp cổ tay còn hỗ trợ xương bàn tay và cẳng tay trong việc hoạt động linh hoạt và chắc chắn hơn. Chính vì vậy cho nên phần khớp cổ tay được xem là rất dễ bị tổn thương.
Tình trạng đau khớp cổ tay có triệu chứng ban đầu là sưng tấy đỏ ở vùng cổ tay và kèm theo cảm giác đau nhức rất khó chịu. Với trường hợp bị đau khớp cổ tay do tính vật lý (do tay bị va đập mạnh, tai nạn xe cộ, hoạt động tay quá nhiều, ...) thì cơn đau sẽ giảm dần sau khi được nghỉ ngơi hoặc sơ cứu vết thương đúng cách.
Ngoài ra, có những trường hợp khó xử lý hơn khi mà người bệnh không tìm được nguyên nhân chính gây ra bệnh, khiến cho tình trạng đau xương khớp phần cổ tay sẽ không thể thuyên giảm gây khó khăn trong việc hoạt động hằng ngày của người bệnh.
>>> Bi-Jcare Max - Giải pháp tổng thể cho bệnh lý xương khớp - Lọ 60 viên
2. Nguyên nhân gây đau khớp cổ tay phải
Đau khớp cổ tay do tác nhân vật lý: Khi cổ tay bị va chạm mạnh một cách đột ngột sẽ rất dễ có thể gây ra tình trạng bị đau khớp cổ tay. Trường hợp phổ biến nhất là khi bị ngã và theo phản xạ tự nhiên chúng ta sẽ giơ tay ra chống đỡ để cơ thể không bị đập trực tiếp xuống mặt đất.
Chấn thương khi chơi thể thao: Những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là những môn đòi hỏi sức mạnh nhiều từ cánh tay và bàn tay sẽ rất dễ bị chấn thương.
Lạm dụng cổ tay gây ra đau khớp cổ tay: Những công việc đòi hỏi hoạt động cổ tay quá nhiều và thường xuyên sẽ có nguy cơ bị đau khớp cổ tay rất cao.
Đau khớp cổ tay do bị viêm thấp khớp: Bệnh viêm thấp khớp ở dạng nhẹ sẽ bị đau nhức xương khớp vùng cổ chân, cổ tay và đầu gối.
Bị đau khớp cổ tay có thể là do thoái hóa khớp: Tình trạng thoái hóa xương khớp thường sẽ chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi đã dần bị yếu đi, dễ dẫn tới thoái hóa.
Ngoài những nguyên nhân trên thì những trường hợp bệnh sau đây mặc dù không quá phổ biến nhưng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp cổ tay:
Mắc hội chứng ống cổ tay;
Bị bệnh Kienbock;
Bị nổi hạch hay sưng hạch;
Người bị bệnh thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ đang mang thai;
Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường cũng có nguy cơ bị đau khớp cổ tay cao hơn người bình thường;
Người bị mắc bệnh Gout.
Đau cổ tay bên phải do bị chấn thương trong quá trình làm việc
3. Cách phòng tránh đau khớp cổ tay phải
Nếu như người bệnh tiếp tục duy trì các thói quen xấu, bệnh này có thể tiến triển nặng hơn hoặc tái phát nhiều lần. Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cần tuân thủ lối sống khoa học nhằm duy trì cho hệ xương khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa.
Hạn chế chơi thể thao với các môn tác động trực tiếp đến cổ tay như đánh cầu lông, tennis, …
Khuyến khích tập luyện thể thao với các môn có cường độ vận động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga để tránh gây tác động mạnh, tổn thương ổ khớp.
Hình thành thói quen nghỉ từ 5 – 10 phút sau mỗi giờ đánh máy, vẽ hoặc may vá…
Hạn chế uống rượu bia, dùng thuốc lá. Trong bữa ăn hàng ngày cần điều chỉnh hàm lượng đạm sao cho phù hợp. Đặc biệt chú ý uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây… giúp ổn định nồng độ axit uric trong máu, duy trì hệ xương khỏe mạnh.
Hết sức thận trọng khi tham gia giao thông, sinh hoạt thường ngày nhằm giảm nguy cơ chấn thương khớp cổ tay.
Hạn chế mang vác vật nặng, nguyên nhân gây tổn thương khớp cổ tay phổ biến. Khi cần di chuyển đồ đạc, vật có trọng lượng nặng, nên dùng các loại dụng cụ hỗ trợ.
Xem thêm: Một số loại thuốc bổ thần kinh cho người già mà BNC phân phối