Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng hay gặp nhất, đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Bị trĩ khi mang thai khiến các mẹ bầu thấy mệt mỏi, hay bị stress, ảnh hưởng về tinh thần và thể lực. Dưới đây BNC sẽ chỉ bạn cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả.
1. Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?
Trĩ là một bệnh lý hay gặp trong thai kì, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng cuối, khi tử cung mở sẽ tạo áp lực cho tĩnh mạch. Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng.
Cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả
Bị trĩ khi mang thai sẽ làm chảy máu, đau hậu môn hoặc xuất huyết trong hoặc sau khi sinh và tạo cảm giác buồn nôn ở thai phụ. Tuy nhiên, bệnh trĩ khi mang thai không ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi khiến các mẹ bầu lo ngại. Trong quá trình chuyển dạ, có thể lực mạnh sẽ tác động và làm bệnh trĩ trầm trọng thêm, tuy nhiên, tình trạng trên thường biến mất sau khi sinh nở.
Hầu hết phụ nữ bị bệnh trĩ khi mang thai lần đầu. Nếu đã từng mắc bệnh trĩ trước đó thì có nhiều khả năng thai phụ sẽ tái phát trở lại hay bị trầm trọng thêm khi mang thai.
>>> Xem thêm về: Cách điều trị bệnh trĩ tại nhà sau khi sinh mới nhất
2. Tại sao dễ bị trĩ khi mang thai?
Bà bầu cũng có thể bị trĩ bởi các lý do sau:
• Khi thai nhi càng to, tử cung của người mẹ sẽ lớn lên và tạo áp lực vào xương chậu, đặc biệt là tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến những tĩnh mạch này sưng và bị giãn.
• Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng mạnh cũng có thể gây nên bệnh trĩ, do nó kích thích các thành mạch máu và khiến hậu môn dễ dàng bị sưng lên.
• Thể tích máu khi mang thai tăng lên do dãn tĩnh mạch cũng là một trong các yếu tố góp phần hình thành bệnh trĩ khi mang thai.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng tác động đến hậu môn và gia tăng khả năng bị bệnh trĩ cho bà bầu:
• Táo bón, hay rặn nhiều khi đại tiện
• Tăng cân quá nhiều khi mang thai
• Đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong một khoảng thời gian dài
3. Cách trị trĩ cho bà bầu
Thường bệnh trĩ sẽ tự khỏi sau khi sinh nở. Tuy nhiên, bệnh trĩ khi mang thai thường gây ngứa ngáy và đau đớn, khiến bà bầu thấy rất khó chịu, hơn nữa nếu không điều trị đúng cách sẽ làm bà bầu bị sa búi trĩ. Để phòng tránh biến chứng của bệnh, dưới đây là những cách trị trĩ cho bà bầu hiệu quả:
• Ngâm khu vực hậu môn trong nước nóng, hoặc tắm nhiều lần trong ngày
• Chườm lạnh khu vực bị trĩ sẽ giúp làm giảm sưng và giảm ngứa, có thể ngâm nhiều lần trong ngày
• Luôn giữ vùng hậu môn sạch và thông thoáng. Sử dụng miếng bông cotton nhúng vào nước nóng lau nhẹ nhàng vùng hậu môn sau khi đại tiện hoặc sau khi đi tiểu và làm cho vùng này được thông thoáng. Việc dư thừa độ ẩm có thể gây nên sự kích ứng ở khu vực này
• Có thể sử dụng gel bôi trơn hậu môn giúp đi tiêu dễ dàng hơn
• Sử dụng baking soda dạng lỏng hay khô để thoa tại vị trí trĩ, giúp hết đau.
4. Phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai
Những thực phẩm ngừa táo bón
Muốn phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai, trước tiên cần tránh bị táo bón. Những cách phòng ngừa táo bón có thể kể đến như sau:
• Sử dụng đều đặn và có đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng những loại trái cây như lê (nên dùng cả vỏ), quả bơ và một số quả mọng nước; các loại rau như bông cải xanh, rau bina; các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, gạo nâu, bột ngô; các loại đậu như đậu hà lan và đậu xanh; các loại hạt như hạt điều, hạt óc chó,...
• Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Phụ nữ mang thai nên các đủ 3 lít nước mỗi ngày
• Hạn chế việc nhịn đại tiện khi có nhu cầu vì có thể xảy ra hiện tượng táo bón, là nguyên nhân gây bệnh trĩ ở bà bầu
• Khi ngủ nên nằm ngửa sẽ làm giảm áp lực xuống các tĩnh mạch hậu môn
• Nếu liên tục bị táo bón và tình trạng bệnh không thuyên giảm, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại thuốc nhuận tràng nào thai phụ có thể sử dụng.
Bị trĩ khi mang thai làm ngứa rát vùng hậu môn và khiến mẹ bầu vô cùng khổ sở. Để giảm đau, bên cạnh những biện pháp nói trên, thai phụ có thể sử dụng thuốc, nhưng cần phải khám bác sĩ khi được hướng dẫn, không nên tự mua thuốc về uống.