Bệnh đái tháo đường type 2 là tình trạng cơ thể có tổng hợp ra insulin, tuy nhiên dùng với số lượng không đủ cần thiết hoặc các tế bào không hấp thụ được insulin. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị đái tháo đường hiệu quả mà BNC chia sẻ cho bạn.
1. Cơ chế gây ra bệnh đái tháo đường
Bộ máy chuyển hoá của cơ thể sẽ biến được một phần lớn thức ăn nạp vào thành một loại đường gọi là glucose. Glucose sẽ hấp thu vào máu đường từ máu sẽ xâm nhập vào trong tế bào để sản sinh năng lượng.
Insulin là một nội tiết tố được tuyến tuỵ sản xuất nên và có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ đường trong máu. Insulin được coi là chiếc chìa khoá giúp mở để đường từ máu xâm nhập vào bên trong tế bào, tế bào hấp thụ đường sẽ sản sinh năng lượng. Khi mọi việc diễn ra thuận lợi, glucose trong máu đi đến tế bào và tác dụng của Insulin sẽ khiến đường máu giảm dần, cơ thể vẫn cung cấp đủ năng lượng để hoạt động của sự sống.
Đái tháo đường là căn bệnh rất nguy hiểm
Ở người đái tháo đường, hệ thống insulin không hoạt động được nữa. Tuyến tuỵ không sản xuất ra insulin (đái tháo đường type I) hoặc cơ thể không có khả năng dùng insulin để dẫn glucose vào bên trong tế bào (type II) . Đường không vào sâu bên trong cơ thể mà lưu lại trong máu khiến đường huyết tăng cao tạo nên bệnh đái tháo đường.
>>> Xem thêm về: Tham khảo 6 cách trị tiểu đường tại nhà an toàn
Khi đường huyết tăng cao đến một mức nhất định, thận không giữ được đường nữa sẽ bài tiết hết nước đi ra ngoài. Người bệnh tiểu đường sẽ mang bệnh này suốt đời.
Khi tuyến tuỵ không tiết ra insulin sẽ gây bệnh đái tháo đường type 1
2. Các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường type II
Có thể thấy, dựa trên cơ chế bệnh học, việc điều trị bệnh đái tháo đường type 1 chủ yếu dựa vào insulin đường uống (do tuỵ không tiết ra insulin) , đây là loại tiểu đường không cần thuốc dùng và ngược lại với tiểu đường type II. Bệnh đái tháo đường type 2 là thể hay mắc nhất, khoảng 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường.
Hiện tại các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường được sử dụng phổ biến hiện nay:
2.1. Nhóm Sulfonylurea
- Acetohexamide
- Chlorpropamide
- Glipizide
- Glyburide
- Glimepiride
- Gliclazide
- Tolazamide
- Tolbutamide
Cơ chế hoạt động: kích thích tuỵ tạng sản xuất ra insulin, thúc đẩy cơ thể chuyển hoá hiệu quả insulin và hỗ trợ gan bổ sung glucose lưu trữ vào máu.
Ưu điểm: đã được dùng lâu năm không gây gia tăng các nguy cơ tai biến trên mạch máu não, giảm thiểu nguy cơ tim mạch và huyết áp. Nhược điểm: Nhóm Sulfonylurea gây hạ glucose máu làm tăng cân.
2.2. Nhóm Biguanid
Thuốc điều trị đái tháo đường hiệu quả hiện nay
• Metformin: dạng này của nhóm chỉ được dùng tại Mỹ.
Cơ chế: Biguanides ức chế gan vận chuyển glucose dự trữ vào máu và hỗ trợ cơ thể dùng hiệu quả insulin.
Ưu điểm: bệnh nhân đã sử dụng lâu năm, khi dùng thuốc không làm hạ glucose máu, không bị tăng cân đột ngột hoặc có thể giảm cân, giảm LDL-cholesterol, giảm triglycerides, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong.
Nhược điểm: Chống chỉ định ở người suy thận (chống chỉ định hoàn toàn với thuốc có eGFR <30 ml/phút) , gây rối loạn tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy, nhiễm độc acid lactic.
2.3. Nhóm ức chế men Alpha-glucosidase
• Acarbose
• Glyset
Cơ chế: Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase ức chế quá trình chuyển hoá carbohydrate thành đường glucose ở trong ruột non, làm giảm việc hấp thu glucose vào máu, hỗ trợ điều trị tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn không.
Ưu điểm: dùng thuốc đơn lẻ không làm hạ glucose máu, thuốc có tác dụng tại chỗ là giảm glucose huyết sau ăn. Giảm HbA1c 0.5 – 0.8%
Nhược điểm: gây rối loạn dạ dày, đau bụng, đầy hơi, đi phân lỏng. Cách giảm thiểu tác dụng phụ là nên dùng với liều thấp. Những bệnh nhân bị rối loạn đường tiêu hoá không nên sử dụng thuốc nhóm trên.
2.4. Nhóm Thiazolidinedione
• Pioglitazone
• Rosiglitazone
Cơ chế hoạt động: kích thích cơ bắp sử dụng insulin và giảm khả năng bơm glucose vào máu từ đường dạng trữ trong gan. Hiện nay không sử dụng Rosiglitazone do nguy cơ tim mạch, trong khi Pioglitazone cần được nghiên cứu.
Ưu điểm: khi sử dụng thuốc không gây hạ glucose huyết, giúp giảm triglycerides và tăng HDL-cholesterol.
Nhược điểm: gây thừa cân, phù và suy tim, làm gãy xương, K bàng quang, yếu cơ bắp. ..
Nhóm thuốc Thiazolidinediones dễ gây nhiễm độc ở gan vì vậy FDA Hoa Kỳ khuyến cáo cần đánh giá chức năng gan trước khi uống thuốc này và những năm đầu tiên dùng phải kiểm tra chức năng gan mỗi 2 tháng. Dấu hiệu tổn thương ở gan: ói mửa, đầy hơi, buồn nôn, biếng ăn, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt. Người bệnh gan, suy tim hay đang mang thai không nên sử dụng nhóm thuốc này.
>>> Xem thêm về: Triệu chứng bệnh tiểu đường sớm không thể bỏ qua
2.5. Meglitinide
• Repaglinide: dạng đầu tiên của nhóm thuốc được sử dụng hiện nay
Cơ chế hoạt động: kích thích tế bào beta tuyến tuỵ sản xuất ra insulin, nhóm thuốc này có hiệu quả cao hơn sulfonylureas. Uống lúc đầu bữa ăn để đường huyết không vọt lên mức cao sau khi dùng.
Ưu điểm: giảm glucose huyết sau ăn uống
Nhược điểm: gây thừa cân, hạ glucose huyết và cần sử dụng nhiều lần
Trên đây là 5 loại thuốc điều trị đái tháo đường hiệu quả trên thị trường hiện nay. Bài viết mang tính tham khảo vì thế trước khi sử dụng thuốc cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhé.