Trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, là hậu quả của những thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh trĩ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh trĩ giúp can thiệp và điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.
Trước hết cần hiểu bệnh trĩ là tình trạng giãn tĩnh mạch vùng hậu môn và trực tràng. Tùy vào vị trí búi trĩ mà phân chia thành các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Triệu chứng bệnh còn phụ thuộc vào loại bệnh và tình trạng bệnh.
Dưới đây là các dấu hiệu của bệnh trĩ điển hình nhất:
Đi ngoài ra máu
Khác với chảy máu tiêu hóa, bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu nhưng ở dạng máu màu đỏ tươi. Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đi ngoài ra máu đều do trĩ, có thể do tổn thương chảy máu khi phân quá cứng hoặc tổn thương do vật sắc nhọn gây ra.
>>> Xem thêm: Tổng hợp những cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả không nên bỏ qua
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ
Hầu hết bệnh nhân bị trĩ bị đi ngoài ra máu, đặc biệt là giai đoạn muộn khi búi trí lớn và gây đau đớn cho người bệnh.
Cảm giác đau rát hậu môn
Tình trạng này có thể chỉ xuất hiện trong và sau khi đi vệ sinh hoặc có thể đau âm ỉ liên tục suốt cả ngày. Nhất là ở những người bệnh bị trĩ nặng thì cơn đau nghiêm trọng cả khi ngồi hay đi lại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày.
Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn.
Dấu hiệu của bệnh trĩ này có thể rõ ràng hoặc không tùy vào giai đoạn bệnh. Thông thường búi trĩ có thể tự thụt lên (trĩ độ 1, độ 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (trĩ độ 3). Trường hợp không thể đẩy búi trĩ vào bên trong ống hậu môn là ở bệnh nhân bị trĩ ở độ 4.
Triệu chứng này gây không ít phiền hà cho người bệnh, thậm chí gây đau đớn, khó chịu kể cả khi đi đứng hay làm việc. Nếu không xử lý sớm, búi trĩ bị sa có thể bị tổn thương, nhiễm trùng, tích tụ dịch mủ,...
Dấu hiệu của bệnh trĩ giai đoạn sớm thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên khi phát hiện triệu chứng bất thường nên sớm đi khám. Không nên chủ quan để bệnh tiến triển nặng khó điều trị.
Trĩ là bệnh lý khó điều trị tận gốc, hầu hết các phương pháp điều trị sẽ cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển bệnh. Người bệnh cần kiên trì áp dụng điều trị kể cả khi tình trạng bệnh đã được cải thiện.
Dưới đây là các phương pháp điều trị triệu chứng bệnh trĩ phổ biến:
Người mắc bệnh trĩ bắt buộc phải áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt nghiêm ngặt như: chế độ ăn cân bằng các chất, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế,...
Điều trị bằng thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng trĩ
Điều trị trĩ bằng thuốc được nhiều bệnh nhân tìm đến nhưng không nên lạm dụng dùng lâu dài. Các thuốc thường dùng như aflon 500mg, Proctolog viên đặt,...
Thủ thuật can thiệp để xử lý búi trĩ thường áp dụng như thắt vòng cao su, tiêm xơ, quang đông hồng ngoại,... Hiệu quả điều trị đạt từ 70 - 90% nhưng vẫn có nguy cơ tái phát.
Các phương pháp ngoại khoa để điều trị trĩ thường là cắt trĩ, treo trĩ,... để loại bỏ búi trĩ hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn có thể tái phát nếu không phòng ngừa kiêng khem tốt.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc nắm được dấu hiệu của bệnh trĩ để phát hiện và điều trị sớm. Tham khảo thêm nhiều kiến thức y học hữu ích khác tại BNC Medipharm nhé.