Với người bệnh mới mắc tiểu đường và tình trạng bệnh chưa nghiêm trọng thì việc dùng thuốc có thể chưa cần thiết. Khi đó, bạn nên áp dụng những cách trị tiểu đường không dùng thuốc để kiểm soát bệnh, tránh tiến triển nặng và biến chứng. Ngoài ra, người đang dùng thuốc cũng có thể áp dụng để tăng hiệu quả thuốc điều trị.
Dưới đây là 5 cách trị tiểu đường không dùng được mà BNC Medipharm đã tổng hợp, những cách này hiện áp dụng và đạt hiệu quả trên nhiều người bệnh.
Thực tế, rất ít người biết được tầm quan trọng của việc thư giãn tinh thần và ngủ đúng giờ giấc trong điều trị tiểu đường. Chính sự căng thẳng hoặc mất ngủ kéo dài khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol và epinephrine - nguyên nhân tăng đường huyết.
Ngủ đủ và đúng giờ giấc rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường
Do đó, hãy thư giãn bằng một số cách như: tập yoga, đọc sách, ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ, tập dưỡng sinh, trò chuyện với người thân,…
Mỗi ngày, nên dành ra từ 15 – 30 phút để thư giãn và đảm bảo ngủ đủ 6 – 8 tiếng đúng giấc để quá trình chữa tiểu đường đạt hiệu quả tốt.
Thuốc lá là thói quen xấu đầu tiên mà người bệnh tiểu đường bắt buộc phải bỏ. Đây không chỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi mà còn khiến cho bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát. Chất Nicotine trong thuốc lá đi vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình hấp thu insulin, tăng nguy cơ kháng insulin của cơ thể.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng cần hạn chế rượu bia bởi lượng cồn cao dễ gây biến chứng hoặc hạ đường huyết nghiêm trọng.
Vận động mỗi ngày là phương pháp đơn giản để điều trị tiểu đường không dùng thuốc nhưng hiệu quả nhất. Chỉ cần bạn duy trì các môn thể dục yêu thích như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, tập dưỡng sinh,… mỗi ngày tối thiểu 30 – 45 phút.
Tuy nhiên, nên chú ý chế độ tập luyện vừa sức tùy thuộc vào sức khỏe cũng như khả năng chịu đựng của mỗi người. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian tập luyện và cường độ phù hợp với bản thân.
Một trong những cách trị tiểu đường không dùng thuốc bắt buộc với đa số bệnh nhân là duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân ngay nếu bị thừa cân hoặc béo phì. Cân nặng cao sẽ làm gia tăng nguy cơ huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… thậm chí khiến bệnh nhân tử vong vì biến chứng.
>> Giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường có chữa được không
Khi chữa tiểu đường tại nhà, việc phối hợp thực phẩm sai hoặc ăn không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, gây bệnh tiểu đường. Đây là nguyên nhân cho biết nhiều người tiểu đường dù rất kiên trì dùng thuốc nhưng đường huyết vẫn cao.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường cần một chế độ ăn đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm chất bột, chất béo, chất đạm và chất xơ theo tỷ lệ phù hợp để chữa tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn lành mạnh
Cụ thể như sau:
• 1/2 là trái cây tươi ít ngọt (ưu tiên bưởi, trái cây họ cam quýt) và rau củ quả nhiều chất xơ (ưu tiên bông cải xanh, cà rốt, rau diếp cá)
• 1/4 là ngũ cốc nguyên vỏ (như gạo lứt, vừng, các loại đậu)
• 1/4 còn lại là thịt nạc và chất béo có lợi (ưu tiên có nguồn gốc từ cá và thực vật như dầu cá hồi, dầu đậu nành, dầu gạo…)
Ngoài ra, nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, tăng cường ăn rau xanh và uống nước canh trước để làm chậm quá trình hấp thu đường. Ngoài ra cần hạn chế ăn sau 8 giờ tối, không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn tinh bột.
>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường
Những cách trị tiểu đường trên khá đơn giản nhưng để đạt hiệu quả thì cần sự kiên nhẫn cùng tinh thần kỷ luật cao. Hy vọng những chia sẻ từ chuyên gia BNC Medipharm trên đây sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường sớm cải thiện được tình trạng bệnh.