google-site-verification=mKBcEwZTKcO8zs67kzoHJjvC9MPj5OQjPPbNq5msWHg
(024) 3683 0838
Trang chủ     Góc sức khỏe

Tìm hiểu: Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Bệnh rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch thường gặp, gây tình trạng nhịp tim quá nhanh, quá chậm hoặc bỏ nhịp. Bệnh ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim, gây ra nhiều triệu chứng như khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, ngất xỉu. Hãy cùng tìm hiểu bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh rối loạn nhịp tim là gì?

Người trưởng thành khỏe mạnh có nhịp tim dao động trong khoảng bình thường từ 60 đến 90 nhịp mỗi phút. Tuỳ từng đối tượng khác nhau về tuổi tác mà nhịp tim bình thường trong một phút cũng sẽ thay đổi.

Rối loạn nhịp tim là bệnh tim mạch thường gặp

Rối loạn nhịp tim xảy ra khi nhịp tim đập bất thường, không ổn định, thay đổi nhiều so với nhịp tim bình thường. Có thể là nhịp tim quá nhanh (tần số tim đập trên 100 lần/phút) hoặc nhịp tim quá chậm (tần số tim thấp hơn 60 lần/phút), hoặc nhịp tim không đều, tim đập khi nhanh khi chậm.

Bệnh rối loạn nhịp tim ban đầu thường không có triệu chứng hoặc khó nhận biết. Theo thời gian, khi cơ tim bị suy yếu hoặc khi nhịp tim bất thường gây tổn thương cơ tim và mạch máu, triệu chứng thường nặng dần. Người bệnh cảm thấy tim đập nhanh, chậm hoặc bỏ nhịp, cảm giác hụt hẫng kèm đánh trống ngực, khó thở, hụt hẫng, hồi hộp, đau tức ngực, thậm chí là ngất xỉu.

>> Xem thêm: Dược phẩm trợ tim tốt cho tim mạch không nên bỏ qua

2. Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?

Câu trả lời còn phụ thuộc vào tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cùng với tình trạng sức khoẻ và khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người bệnh.

2.1. Trường hợp rối loạn nhịp tim có thể được chữa khỏi được

Gồm các dạng xuất phát từ nguyên nhân ngoài tim và người bệnh không bị tổn thương cơ tim, tiên lượng bệnh thường tốt. Có thể chữa khỏi bệnh khi loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây bệnh ban đầu.

Cụ thể các nguyên nhân ngoài tim gây ra là: các bệnh cường giáp, sốt thân nhiệt tăng, bệnh phổi tắc nghẽn, thiếu máu, rối loạn điện giải, cơ thể mất nước, dùng các chất kích thích hoặc tác dụng phụ của thuốc điều trị,...

Chỉ cần điều trị khỏi và loại bỏ các bệnh lý này là nhịp tim sẽ trở lại bình thường.

2.2. Trường hợp rối loạn nhịp khó chữa khỏi

Rối loạn nhịp tim nếu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì thường khó chữa khỏi hoàn toàn. Cụ thể là các bệnh lý tổn thương thực thể tại tim như bệnh suy tim, bệnh mạch vành, tổn thương cơ tim sau can thiệp, do hội chứng Brugada, rối loạn nhịp tim nguyên phát hoặc không rõ nguyên nhân.

Với trường hợp này, thay vì cố gắng tìm hiểu bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không thì nên tập trung vào kiểm soát triệu chứng và ổn định nhịp tim.

Tiên lượng bệnh rối loạn nhịp tim còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

3. Cách để kiểm soát rối loạn nhịp tim hiệu quả tại nhà

Hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, thói quen của người bệnh bên cạnh việc dùng thuốc hay các phương pháp can thiệp khác. Đặc biệt là những người bệnh có rối loạn thần kinh thực vật với biểu hiện mất ngủ, lo lắng và căng thẳng.

>> Bi-Cozyme Max - Xua tan nỗi lo huyết áp, tim mạch, đột quỵ

Như vậy, BNC đã cùng bạn đọc tìm hiểu bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không cũng như cách kiểm soát bệnh hiệu quả tại nhà. Tham khảo thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích khác cùng BNC tại website https://bncmedipharm.com.vn/.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?
Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, nhưng chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành và người cao tuổi. Mặc dù bệnh lý này có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt và mất thăng bằng, nhưng nhiều người vẫn không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của nó. Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy liệu rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và có thể chữa khỏi được không? Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có cái nhìn rõ ràng và cách phòng ngừa hiệu quả.

Xem tiếp...
Thời điểm nào tốt nhất để tập thể dục ở người bệnh đái tháo đường?
Thời điểm nào tốt nhất để tập thể dục ở người bệnh đái tháo đường?

Việc tập thể dục đều đặn luôn được xem là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường, nhưng nhiều người không biết rằng thời điểm tập luyện cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Chọn đúng thời điểm không chỉ giúp tối ưu hiệu quả tập luyện mà còn hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người mắc tiểu đường.

Xem tiếp...
Uống trà sữa có gây suy thận?
Uống trà sữa có gây suy thận?

Ngày nay, trà sữa đã trở thành thức uống yêu thích của giới trẻ với hương vị hấp dẫn, đa dạng topping. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngọt ngào ấy lại tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ tiểu đường, suy thận. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của trà sữa, nguyên nhân gây hại, và cách uống an toàn hơn.

Xem tiếp...
Ăn gì để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu?
Ăn gì để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu?

Lão hóa là quy luật tự nhiên không thể đảo ngược, nhưng hoàn toàn có thể làm chậm bằng cách chăm sóc sức khỏe từ sớm, đặc biệt qua chế độ ăn uống khoa học. Hiểu rõ vai trò của chất chống oxy hóa và lựa chọn thực phẩm đúng sẽ giúp bạn không chỉ duy trì diện mạo tươi trẻ mà còn bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực của tuổi tác. Vậy ăn gì để ngăn ngừa lão hóa, giữ cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu? Hãy cùng khám phá!

Xem tiếp...
3 bệnh khiến đau bụng kinh nguyệt dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng mang thai
3 bệnh khiến đau bụng kinh nguyệt dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng mang thai

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đôi khi, cơn đau chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường do tử cung co bóp tống máu kinh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, dai dẳng, kèm theo các biểu hiện bất thường, nó có thể là hồi chuông cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay u nang buồng trứng. Những bệnh lý này không chỉ gây đau bụng kinh nặng mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý kịp thời.

Xem tiếp...
Người mắc bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?
Người mắc bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?

Bệnh trĩ là một trong những nỗi ám ảnh thầm lặng của rất nhiều người, đặc biệt ở lứa tuổi lao động. Đây là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn, trực tràng, nổi bật với ba triệu chứng thường gặp: đau rát vùng hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện và sa búi trĩ. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ để phòng ngừa mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, hạn chế rối loạn tiêu hóa và táo bón, những yếu tố khiến bệnh trĩ dễ trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy người mắc bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.

Xem tiếp...
Sex thường xuyên – “liều thuốc tự nhiên” giúp phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới
Sex thường xuyên – “liều thuốc tự nhiên” giúp phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Trong cuộc sống hiện đại, ung thư tuyến tiền liệt đang trở thành nỗi ám ảnh thầm lặng của nhiều nam giới trung niên và cao tuổi. Đây là một loại ung thư phổ biến nhất ở phái mạnh, có thể phát triển chậm nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bởi nó có khả năng di căn sang xương và các hạch bạch huyết. Điều thú vị là ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra mối liên hệ đặc biệt giữa sex (quan hệ tình dục) và sức khỏe tuyến tiền liệt. Quan hệ tình dục không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn mang lại những lợi ích bất ngờ trong việc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Vậy vì sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu.

Xem tiếp...
Các thuốc không dùng cùng với paracetamol
Các thuốc không dùng cùng với paracetamol

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau và hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nhờ hiệu quả cao, ít tác dụng phụ nếu dùng đúng liều và có thể mua không cần kê đơn, paracetamol đã trở thành “bạn đồng hành” của hàng triệu gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng paracetamol có thể tương tác với một số loại thuốc và dẫn đến ngộ độc gan nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc không dùng cùng với paracetamol, và cách sử dụng an toàn để tránh rủi ro sức khỏe.

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat