(024) 3683 0838
Trang chủ     Góc sức khỏe

Các phương pháp điều trị không cần dùng dược phẩm trị thoái hóa khớp

Bệnh xương khớp là một trong những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến tàn phế suốt đời cho người mắc bệnh. Dưới đây là những phương pháp điều trị không cần dùng dược phẩm trị thoái hóa khớp.

1. Tìm hiểu về thoái hóa khớp

Tìm hiểu về thoái hóa khớpTìm hiểu về thoái hóa khớp
 
Thoái hóa khớp là tình trạng lớp sụn bảo vệ ở đầu các khớp xương bị phá hủy và mất dần chức năng khiến các đầu xương va chạm vào nhau gây đau nhức cho người bệnh.
Theo nghiên cứu, hơn 50% người lớn trên 65 tuổi bị ảnh hưởng bởi bệnh thoái hóa khớp. Tình trạng này liên quan đến đau, mất chức năng và giảm sức chịu đựng, cuối cùng dẫn đến tăng cân và các biến chứng liên quan. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa khớp đang có dấu hiệu “trẻ hóa”, đặc biệt là ở Việt Nam: độ tuổi trên 35 chiếm 30%, độ tuổi trên 65 chiếm 60% và độ tuổi trên 85%.

2. Các vị trí dễ bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối

Theo tuổi tác, sụn khớp gối bị mòn, rách hoặc hủy hoại, gây đau nhức, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt. Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên do tính chất thụ động, ít vận động của người trẻ nên căn bệnh này cũng khá phổ biến. Khớp gối là nơi có thể phát triển thành bong gân, biến dạng khớp gối hoặc tràn dịch khớp gối nếu không được điều trị sớm.

Thoái hóa khớp háng

Khớp háng là một trong những vùng bị mài mòn và tổn thương nhiều nhất do tuổi tác. Thoái hóa khớp háng thường có hai loại: - Thoái hóa khớp háng nguyên phát: hay gặp nhất, hơn 50% và chủ yếu ở người trên 60 tuổi. - Thoái hóa khớp háng thứ phát: thường do chấn thương khớp háng hoặc hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.

Khớp cổ tay

Khớp bàn tay là một bệnh mãn tính phổ biến ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp cổ tay và bàn tay. Thoái hóa bàn tay ở hai vị trí này thường gây đau nhức, giảm lực cầm nắm, khó cử động và cứng khớp làm suy giảm chức năng của tay. Thoái hóa khớp cổ tay và bàn tay có tỷ lệ mắc bệnh ước tính khoảng 13-26% và thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi.

Thoái hóa khớp cổ chân

Ở những người trên 40 tuổi, đặc biệt là vận động viên hoặc những người sử dụng chân nhiều để sinh hoạt và làm việc thường bị viêm khớp cổ chân. Xung quanh khớp cổ chân sẽ xuất hiện những cơn đau nhói hoặc sưng tấy, nóng đỏ và ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất, sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, ở vùng cổ chân bị tràn dịch khớp sẽ rất đau và nguy hiểm.

Thoái hóa đốt sống cổ

Đây là một bệnh viêm khớp phổ biến, ảnh hưởng đến ⅔ dân số. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xảy ra ở người già mà người trẻ từ 25 - 30 tuổi cũng gặp phải. Căn nguyên của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường bắt nguồn từ tính chất công việc và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Để hạn chế và điều trị bệnh đau đốt sống cổ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Tổn thương cơ bản của thoái hóa đốt sống thắt lưng là tình trạng thoái hóa sụn khớp và các đĩa đệm đốt sống ở xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Là một căn bệnh mãn tính liên quan trực tiếp đến quá trình lão hóa của cơ thể. Thường bệnh nhân thoái hóa đốt sống lưng sẽ có các biểu hiện như: Đau âm ỉ, đau dữ dội, đau tức vùng thắt lưng, khó cúi người…

3. Các phương pháp điều trị

Dược phẩm trị thoái hóa khớpDược phẩm trị thoái hóa khớp
 
Tất cả các phương pháp điều trị thoái hóa khớp dưới đây chỉ được cung cấp dưới dạng hướng dẫn. Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mà tình trạng thoái hóa khớp của mỗi người là khác nhau. Nên nhớ cần có sự tư vấn, thăm khám và điều trị của bác sĩ chuyên khoa để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Phương pháp điều trị tại nhà cho bệnh viêm xương khớp

Hạn chế những thói quen xấu và tập quen và duy trì những thói quen tốt sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh xương khớp. Giảm cân, tập thể dục thường xuyên hơn, ăn uống lành mạnh, bổ sung các chất dinh dưỡng như glucosamine, v.v. là tất cả những điều bạn có thể làm ở nhà.

Uống thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau thường được dùng để cải thiện bệnh thoái hóa khớp như paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID),… Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào khi đưa vào cơ thể đều phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
>>>  Tìm hiểu tiêm dược phẩm bổ sung chất nhờn cho khớp gối

Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xung điện, chiếu tia hồng ngoại, kỹ thuật xoa bóp bằng tay,… được khuyến khích trong điều trị bệnh viêm khớp nói chung và thoái hóa khớp nói riêng. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị bệnh xương khớp.

Thông tin được cung cấp trong bài viết của BNC chỉ được cung cấp mang tính tham khảo và không thay thế cho chẩn đoán hoặc điều trị y tế. Bệnh nhân không được phép tự mua thuốc. Để biết chính xác tình trạng bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

 

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm

Thủ dâm là hành vi phổ biến ở nam giới, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.

Xem tiếp...
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Thuyên tắc phổi (hay tắc mạch phổi) xảy ra khi cục máu đông ở một vị trí khác trong cơ thể bị vỡ, trôi nổi tự do trong hệ tuần hoàn đến động mạch phổi và gây tắc nghẽn đột ngột dòng máu lưu thông trong vùng đó.

Xem tiếp...
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam

Thiếu hụt testosterone có thể dẫn tới trầm cảm, giảm trí nhớ, nhưng quá nhiều hormone cũng có nguy cơ gây vô sinh, đột quỵ, tăng huyết áp.

Xem tiếp...
Nằm võng có thể hỏng cột sống
Nằm võng có thể hỏng cột sống

Nằm võng thường xuyên có thể tác động đến đường cong sinh lý của cột sống gây gù vẹo, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.

Xem tiếp...
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ

Đau cứng cổ, tê tay, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần đi khám sớm để tránh các biến chứng nặng nề.

Xem tiếp...
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Tôi bị đau vai gáy đã lâu, gần đây đau tê xuống cánh tay. Đây là bệnh gì, nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Xem tiếp...
7 thay đổi lối sống giúp ổn định huyết áp không cần dùng thuốc
7 thay đổi lối sống giúp ổn định huyết áp không cần dùng thuốc

Giảm đường, muối, tăng cường kali, hạn chế rượu bia, kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng hỗ trợ hạ huyết áp tự nhiên mà không cần dùng thuốc.

Xem tiếp...
Điều gì xảy ra khi mãn kinh trước tuổi 40?
Điều gì xảy ra khi mãn kinh trước tuổi 40?

Phụ nữ bị mãn kinh trước tuổi 40 ảnh hưởng đến khả năng sinh con, dễ lo âu, mất ngủ do buồng trứng ngừng hoạt động dẫn đến thiếu hụt estrogen.

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat