Cách phòng ngừa đột quỵ bằng bổ sung các loại thực phẩm
Ăn gì để phòng ngừa bệnh đột quỵ là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Nếu bạn cũng lo lắng về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Cách phòng ngừa đột quỵ bằng bổ sung những thực phẩm giàu dưỡng chất.
Sức khỏe tim mạch, đột quỵ và cân nặng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, những thực phẩm có thể giúp chúng ta duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, v.v. có thể góp phần ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Nếu bạn chưa biết ăn gì để ngăn ngừa đột quỵ thì dưới đây là những thực phẩm bạn nên tham khảo:
1. Cá hồi
Cách phòng ngừa đột quỵ bằng cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo omega-3, giúp kiểm soát huyết áp và giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Ăn cá hồi thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài cá hồi, bạn có thể sử dụng các loại cá béo lành mạnh khác như cá trích, cá ngừ, cá thu, v.v.
2. Bổ sung các loại rau xanh - cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
Bạn nên ăn những thực phẩm phòng chống đột quỵ nào? Để trả lời câu hỏi này, bạn nên cân nhắc ưu tiên rau xanh trong bữa ăn hàng ngày. Rau xanh chứa ít chất béo và calo nhưng lại giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, bao gồm vitamin A, vitamin C, kai, folate, v.v.
Ăn các loại rau có màu xanh đậm có thể giúp kiểm soát cân nặng và duy trì sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ. Một số loại rau xanh tốt cho sức khỏe bạn có thể chọn bao gồm cải xoăn, rau muống, rau bina và nhiều loại khác.
3. Các loại đậu
Chọn thực phẩm giàu protein và ít chất béo. Các loại đậu, như đậu đen và đậu Hà Lan, là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời nhưng lại cực kỳ ít chất béo. Do đó, ăn các loại đậu thường xuyên giúp bạn kiểm soát tốt hơn nguy cơ đột quỵ.
4. Cà chua
Các món ăn có chứa cà chua thường nằm trong danh sách thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ vì cà chua có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ - tắc nghẽn động mạch não. Chất lycopene có trong cà chua không chỉ là chất chống ung thư mà nó còn bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của quá trình oxy hóa. Ngoài ra, cà chua còn có vai trò làm giảm huyết áp ở những người thường xuyên bị cao huyết áp - nguyên nhân gây đột quỵ hàng đầu hiện nay.
5. Chanh
Một trong những thực phẩm chống đột quỵ mà bạn nên chú trọng là chanh, vì chanh có tính kháng viêm và sát trùng cao, đồng thời chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố, giảm mỡ máu và ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Buổi sáng có thể uống một cốc nước chanh ấm vừa tốt cho tim mạch vừa giúp giữ dáng. Tuy nhiên, chanh cũng có hàm lượng axit cao, những người bị đau dạ dày nên hạn chế hoặc tiêu thụ có chừng mực theo lời khuyên của bác sĩ trước khi lựa chọn loại thực phẩm này.
6. Khoai lang
Cách phòng ngừa đột quỵ bằng khoai lang
Khoai lang được biết đến như một loại “thực phẩm vàng” với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu chưa biết ăn gì để ngăn ngừa đột quỵ, hãy thử chọn ngay khoai lang nhé! Khoai lang chứa nhiều chất xơ cũng như các hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng thúc đẩy quá trình giảm cân, chống ung thư, giảm sự hình thành cholesterol xấu trong động mạch nên ngăn ngừa đột quỵ.
>>> Bí quyết ngăn ngừa đột quỵ và dược phẩm ngừa tai biến đột quỵ
7. Cách loại hạt
Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô, v.v. đều hữu ích trong việc ngăn ngừa đột quỵ. Đây cũng là những thực phẩm đứng đầu danh sách gợi ý nếu bạn đang không biết ăn gì để ngăn ngừa đột quỵ. Các loại hạt chứa hàm lượng cao protein, magiê, kali và chất béo không bão hòa đa. Không chỉ vậy, các loại hạt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, cân bằng lượng đường trong máu, giảm viêm nhiễm, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, đột quỵ.
Trên đây là những thực phẩm giúp bạn đỡ băn khoăn về “cách phòng ngừa đột quỵ bằng bổ sung thực phẩm”. Ngoài chế độ dinh dưỡng, bạn nên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh tim mạch, não bộ để phát hiện và can thiệp nhanh nếu có vấn đề bất thường phát sinh.
Thuyên tắc phổi (hay tắc mạch phổi) xảy ra khi cục máu đông ở một vị trí khác trong cơ thể bị vỡ, trôi nổi tự do trong hệ tuần hoàn đến động mạch phổi và gây tắc nghẽn đột ngột dòng máu lưu thông trong vùng đó.