(024) 3683 0838
Trang chủ     Góc sức khỏe

Người bị loãng xương có nên đi bộ không?


Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương, từ đó làm tăng nguy cơ gãy xương. Vì vậy, người bị loãng xương băn khoăn không biết có nên đi bộ thể dục không?

Nhiều người khi biết mình bị bệnh loãng xương thường cho rằng nên hạn chế vận động. Tuy nhiên, những người bị loãng xương vẫn nên tập thể dục, một lối sống ít vận động sẽ làm tăng độ loãng của xương. Trong khi đó, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm tốc độ mất xương.

Hầu hết nguyên nhân gây gãy xương xảy ra là do người bệnh bị té ngã. Bởi vậy, tập thể dục trong đó có đi bộ có thể giúp tăng sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự cân bằng. Từ đó, giúp người bệnh giảm nguy cơ té ngã. Đồng thời, tập thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ nứt gãy do loãng xương bằng cách làm chậm tốc độ mất xương.

Ngoài ra, người bị loãng xương, duy trì thói quen đi bộ hằng ngày sẽ giúp sự dẻo dai và tăng sức mạnh cơ bắp mỗi ngày nhờ việc vận động với cường độ phù hợp.

Thực tế, vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đau nhức xương khớp, giúp xương khớp vận động linh hoạt hơn, hạn chế cứng khớp. Một lợi ích tuyệt vời khác của đi bộ là hỗ trợ giảm cân nên người bị loãng xương nên đi bộ thường xuyên. Khi trọng lượng cơ thể được giảm, áp lực lên hệ thống xương khớp khi phải nâng đỡ cơ thể cũng sẽ giảm xuống, hạn chế được biến chứng gãy xương.

Đi bộ với người loãng xương cần chú ý như nào?

Đi bộ là môn thể thao giúp ích tốt với người bị loãng xương, tuy nhiên với người bị loãng xương cần chú ý:

Nên có kế hoạch tập luyện phù hợp, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe, người bệnh cần thực hiện đúng nguyên tắc về thời gian cũng như cường độ luyện tập.

Về thời gian tập luyện, buổi sáng sớm và buổi tối sau khi ăn khoảng 30 phút là thời điểm thích hợp nhất cho việc đi bộ vận động.

Vào buổi sáng, người bệnh đi bộ ngoài trời sẽ có cơ hội hít thở bầu không khí trong lành. Điều này không chỉ mang đến lợi ích về thể chất mà còn giúp tinh thần tốt lên. Thời gian vào buổi sáng sớm cũng sẽ hạn chế tình trạng mệt mỏi, quá sức do thời tiết nắng nóng.

Vào buổi tối, sau khi ăn tối người bệnh cũng có thể thư giãn bằng 10 - 20 phút đi bộ. Đây sẽ là cách hỗ trợ điều hòa cơ thể, giảm đau nhức để có một giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ cũng giúp hạn chế tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.

Về cường độ tập luyện, người bị loãng xương nên tăng mức độ từ thấp lên cao để tăng dần sự dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ xương khớp. Khi mới bắt đầu, đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian 15 - 30 phút mỗi ngày là phù hợp. Càng về sau, tùy thuộc vào tình trạng thực tế của cơ thể mà tăng dần thời gian đi bộ cho phù hợp.

Để đảm bảo hiệu quả, hỗ trợ cải thiện loãng xương thì cần có cách thực hiện phù hợp với sức khỏe của bản thân. Những cách thức đi bộ người bệnh loãng xương có thể lựa chọn như sau:

Người bị loãng xương khi áp dụng phương pháp đi bộ này nên thực hiện trên địa hình bằng phẳng. Người bệnh có thể đi bộ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Thời gian thực hiện nên từ 15 - 30 phút.

Lời khuyên thầy thuốc:

Người loãng xương cần thường xuyên thăm khám tổng quát, kiểm tra mức độ loãng xương, đặc biệt là nhóm đối tượng người cao tuổi. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cách phòng ngừa, cải thiện và điều trị loãng xương, cùng với đó là hướng dẫn cách tập luyện và lựa chọn bài tập phù hợp.

Đi bộ mang lại hiệu quả tích cực trong cải thiện triệu chứng của bệnh loãng xương. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, đặc biệt là ở người già bị bệnh loãng xương, việc luyện tập cần tuân theo những lưu ý :

Giải pháp giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương: NurKDBone
 

BNC Medipharm - CTY TNHH TMDV Y TẾ BÌNH NGHĨA
Đơn vị nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng trực tiếp từ Mỹ, Canada độc quyền phân phối tại Việt Nam.
Hotline & zalo: 0956 745 615 & 0978 307 072 &096 880 5353
Website: http://bncmedipharm.com.vn
Địa chỉ: Tầng 1 Tòa nơ 22 KĐT Pháp Vân, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm
Nam giới cần biết tác hại của thủ dâm

Thủ dâm là hành vi phổ biến ở nam giới, nhưng nếu lạm dụng có thể gây hại cho sức khỏe.

Xem tiếp...
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
Thuyên tắc phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

Thuyên tắc phổi (hay tắc mạch phổi) xảy ra khi cục máu đông ở một vị trí khác trong cơ thể bị vỡ, trôi nổi tự do trong hệ tuần hoàn đến động mạch phổi và gây tắc nghẽn đột ngột dòng máu lưu thông trong vùng đó.

Xem tiếp...
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam
5 điều cần biết về hormone sinh dục nam

Thiếu hụt testosterone có thể dẫn tới trầm cảm, giảm trí nhớ, nhưng quá nhiều hormone cũng có nguy cơ gây vô sinh, đột quỵ, tăng huyết áp.

Xem tiếp...
Nằm võng có thể hỏng cột sống
Nằm võng có thể hỏng cột sống

Nằm võng thường xuyên có thể tác động đến đường cong sinh lý của cột sống gây gù vẹo, thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống.

Xem tiếp...
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ
Đau cổ, tê tay cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ

Đau cứng cổ, tê tay, khó thở có thể là dấu hiệu cảnh báo thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần đi khám sớm để tránh các biến chứng nặng nề.

Xem tiếp...
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?

Tôi bị đau vai gáy đã lâu, gần đây đau tê xuống cánh tay. Đây là bệnh gì, nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Xem tiếp...
7 thay đổi lối sống giúp ổn định huyết áp không cần dùng thuốc
7 thay đổi lối sống giúp ổn định huyết áp không cần dùng thuốc

Giảm đường, muối, tăng cường kali, hạn chế rượu bia, kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng hỗ trợ hạ huyết áp tự nhiên mà không cần dùng thuốc.

Xem tiếp...
Điều gì xảy ra khi mãn kinh trước tuổi 40?
Điều gì xảy ra khi mãn kinh trước tuổi 40?

Phụ nữ bị mãn kinh trước tuổi 40 ảnh hưởng đến khả năng sinh con, dễ lo âu, mất ngủ do buồng trứng ngừng hoạt động dẫn đến thiếu hụt estrogen.

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat