0968805353
Trang chủ     Góc sức khỏe

Khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên làm gì?

 Mang thai từ tuần thứ 20 trở đi, bạn có thể bị tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ do rối loạn nội tiết tố hoặc cơ thể bạn không thể tổng hợp được insulin. Tiểu đường có ảnh hưởng như nào đến bé là “trăn trở” hàng đầu của mẹ khi nghe tin mình gặp phải tình trạng này. Dù tình trạng này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nhưng mẹ đừng quá lo. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho các mẹ và đưa ra những giải pháp an toàn, hiệu quả nhất để các mẹ vượt qua được giai đoạn khó khăn này. 
 

 

 

I. Nếu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

Tiểu đường thai kỳ có hết không? Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn duy trì chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp vận động hợp lý thì có thể nhanh kiểm soát bệnh mà không phải dùng đến thuốc và giảm nhẹ các nguy cơ cho thai nhi.

1. Thay đổi chế độ ăn

- “Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?” là câu hỏi của hầu hết các thai phụ gặp phải tình trạng này. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phương pháp duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein trong khẩu phần ăn hằng ngày.

- Những hướng dẫn này chỉ mang tính tổng quát chung trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Thực tế, chế độ ăn sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn như nồng độ đường glucose trong máu, cân nặng, thói quen tập thể dục, sở thích ăn uống và khẩu vị. Chuyên gia dinh dưỡng có kinh nghiệm có thể lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ giúp bạn lên kế hoạch ăn uống hiệu quả.

Các chuyên gia thường khuyến khích các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên duy trì những thói
quen ăn uống sau:

+ Ăn sáng đầy đủ để bảo đảm năng lượng cho ngày làm việc, tránh cảm giác thèm ăn dẫn tới việc ăn khó kiểm soát. Việc ăn sáng đủ dưỡng chất giúp ổn định lượng đường huyết. Bạn có thể ăn bữa sáng với ngũ cốc nguyên hạt cùng một quả trứng luộc, tráng miệng với một hũ sữa chua.

+ Tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột như đường, mật ong, đường nâu, si-rô, nhóm thực phẩm chứa tinh bột… để giữ lượng đường trong máu không tăng quá cao. Nguyên nhân là do những thực phẩm này sẽ phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể. Khi kiểm tra bao bì thực phẩm, hãy nhớ các thành phần mà đuôi có các ký tự OSE luôn là đường (sucrose, dextrose, glucose).

+ Kiêng uống nước ép trái cây do thành phần đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu. Các bác sĩ cho rằng thỉnh thoảng bạn có thể uống khoảng 30ml nước ép trong bữa ăn. Nước ép cà chua cũng là một lựa chọn tốt vì chứa hàm lượng đường thấp. Bạn có thể ăn trái cây tươi, vì các loại trái cây tươi có chứa chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

+ Ăn ít đồ tinh chế hơn như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng… bởi chúng sẽ nhanh chóng chuyển thành đường, làm gia tăng đường huyết trong máu. Thay vào đó, hãy tập trung ăn những món giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đậu Hà Lan và các loại rau… Các loại thực phẩm này giúp giảm lượng insulin mà cơ thể cần để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.

+ Ăn các loại thực phẩm có chứa crôm, khoáng chất đã được chứng minh có thể giúp cải thiện việc dung nạp glucose trong bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn có thể tìm thấy khoáng chất này trong các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, cải bó xôi, cà rốt và thịt gà. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn uống thuốc bổ sung crôm.

+ Ăn thức ăn chứa ít chất béo, tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh từ các loại hạt hoặc bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu ô liu…

2. Kiểm soát bữa ăn khi bị tiểu đường thai kỳ

- Do quá lo sợ đường huyết tăng cao nên có không ít mẹ bầu bỏ bữa. Thực tế, điều này không giúp ổn định đường huyết. Nguyên tắc là bạn không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.

- Bạn nên ăn ít nhất 3 bữa chính và 3 bữa phụ một ngày (bao gồm một bữa ăn vặt trước khi đi ngủ) và chia chúng theo khoảng thời gian đồng đều nhất có thể.

- Một quy tắc khác áp dụng cho tất cả phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ là không bao giờ được bỏ bữa. Việc bỏ bữa chính (hoặc bữa ăn vặt) có thể dẫn đến hạ đường huyết, khiến bạn rơi vào tình trạng run rẩy, nhức đầu và có thể có hại cho thai nhi.

- Bữa ăn vặt quan trọng nhất cho bạn rơi vào buổi tối bởi nó sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm. Trước khi đi ngủ, hãy ăn một bữa ăn vặt có chứa protein (như pho mát ít béo) và tinh bột (chẳng hạn như bánh mì trắng). Tinh bột sẽ giúp ổn định lượng đường trong máu vào đầu buổi tối, trong khi các protein lại hoạt động như chất ổn định lâu dài.

3. Kiểm soát cân nặng khi bị tiểu đường thai kỳ

- Cân nặng tăng cao quá mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, vậy nên bạn cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân. Tăng quá nhiều cân một cách nhanh chóng (1kg trở lên/tuần) sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể và có thể gây hiệu ứng kháng insulin. Do đó, bạn cần kiểm soát việc tăng cân một cách chặt chẽ.
- Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập vận động trong thai kỳ giúp giảm cân khi mang thai để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu các bài tập yoga cho bà bầu để có thể tự tập tại nhà.

II. Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường thai kỳ

Rất hiếm khi đái tháo đường khi mang thai gây ra triệu chứng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện trong những lần thăm khám định kỳ của thai phụ nếu có xuất hiện triệu chứng, bao gồm:
• Tiểu nhiều lần trong ngày;
• Mệt mỏi;
• Mờ mắt;
• Khát nước liên tục;
• Ngủ ngáy;
• Tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.

III. Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường khi mang thai

Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate từ thực phẩm thành một loại đường mang tên glucose. Đường này đi vào máu, sau đó di chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu.  


Trong thời kỳ mang thai, nhau thai – cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho em bé – tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một vài hormone trong số này khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).

Để giữ lượng đường trong máu ổn định, tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn – gấp ba lần bình thường. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc đái tháo đường trong lúc mang bầu của bạn sẽ tăng lên nếu:

• Bị thừa cân – béo phì trước khi mang thai;
• Tăng cân rất nhanh trong thai kỳ;
• Có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
• Có lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường. Hiện tượng này được gọi là tiền tiểu đường; 
• Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước;
• Trên 35 tuổi;
• Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg;
• Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;
• Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

IV. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào với thai nhi?

- Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sao không? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không? Đây là những băn khoăn rất thường gặp.

- Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bị cao huyết, làm tăng nguy cơ sinh non, thai lưu. Đối với bé, tác hại của tiểu đường thai kỳ có thể nghiêm trọng bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ. Cơ thể bé có thể dự trữ lượng đường dư thừa dưới dạng mỡ khiến thai to hơn bình thường:

1. Thai tăng trưởng quá mức

- Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức. Do đó, mẹ tiểu đường thai kỳ con có thể nặng cân. Điều này khiến việc sinh nở có thể gặp các khó khăn như phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…

2. Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

- Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.

3. Suy hô hấp

- Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ có thể can thiệp thành công.

4. Tăng hồng cầu

- Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

5. Vàng da sơ sinh

- Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

6. Các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài khác

- Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị béo phì, bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần – vận động.

V. Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Không có biện pháp phòng ngừa tình trạng đái tháo đường khi mang thai tuyệt đối. Nhưng nếu bạn duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước/trong khi mang thai, nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, trong trường hợp bạn từng bị bệnh từ trước, việc tuân thủ những thói quen lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong những lần mang thai kế tiếp hoặc phát triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai. Đây là những biện pháp giúp phòng tránh hiệu quả:

• Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… là lựa chọn tuyệt vời.

• Vận động thường xuyên: Hãy dành 30 phút vận động hợp lý, nhẹ nhàng mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ… cũng rất tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi.

• Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai: Thừa cân – béo phì tiền mang thai là căn nguyên của một loạt vấn đề sức khỏe xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non… Do đó, nếu bạn thừa cân và đang có kế hoạch sinh em bé, hãy giảm cân để tạo nền tảng cho một thai kỳ khỏe mạnh.

• Tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị trong thời kỳ mang thai: Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nhất là với những thai phụ thừa cân trước khi mang thai. Bác sĩ sẽ cho biết mức tăng cân hợp lý dành cho bạn, tùy thuộc vào cân nặng cũng như thể trạng của bạn và thai nhi.

Giải pháp cho người tiểu đường:  Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Punsemin là viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, Hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết hiệu quả, giảm cholesterol, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

 
 

Punsemin có tác dụng gì ?

Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.

- Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

- Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

- Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

- Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

- Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

- Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

- Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại  : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072


___________________

Có thể bạn quan tâm

>>> Bài tập thể dục giúp ổn định đường huyết hiệu quả cho người tiểu đường

 

>>>  13 cách phòng bệnh tiểu đường trước khi quá muộn


>>>  Mách bạn 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
Dấu hiệu thường gặp và cách điều trị bệnh tự kỉ ở trẻ
Dấu hiệu thường gặp và cách điều trị bệnh tự kỉ ở trẻ

Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh của não bắt đầu từ trẻ nhỏ và phát triển kéo dài suốt đời ảnh hưởng đến cách giao tiếp và quan hệ đối với người xung quanh. Ngày nay, số trẻ em mắc bệnh tự kỉ ngày càng tăng lên (cứ 1.000 trẻ thì có 2 - 5 trẻ bị tự kỷ), điều này khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy các dấu hiệu thường gặp ở trẻ tự kỉ là gì và cách điều trị bệnh tự kỉ như nào? Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở trẻ tự kỉ và cách điều trị bệnh tự kỉ như nào

Xem tiếp...
Bật Mí 11 Phương Pháp Tăng Cường Sức Khỏe Gan – Đừng Bỏ Qua!
Bật Mí 11 Phương Pháp Tăng Cường Sức Khỏe Gan – Đừng Bỏ Qua!

Theo Cổng thông tin Bộ Y tế năm 2020, Việt Nam có khoảng 10 triệu người mắc viêm gan B, khoảng 51.000 người bị xơ gan, 14.000 người bị ung thư gan và 32.000 người tử vong do các bệnh lý gan. Những “con số biết nói” này đã báo động cần cải thiện tình trạng gan ngay để bảo vệ sức khỏe tổng thể, ngăn chặn các bệnh lý về gan. Tham khảo bài viết dưới đây để biết 11 cách tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Xem tiếp...
Cách chữa trĩ ngoại và những thông tin cần biết về bệnh trĩ ngoại
Cách chữa trĩ ngoại và những thông tin cần biết về bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại là một bệnh lý lành tính nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa nếu không được can thiệp kịp thời và đúng cách. Việc điều trị trĩ ngoại sẽ trở nên khó khăn và tốn kém nếu phát hiện bệnh muộn, hoặc chủ quan không đến bệnh viện sớm. Người bệnh thường gặp biến chứng sau bôi thuốc gây loét, nhiễm trùng, hẹp hậu môn. Vậy cách chữa bệnh trĩ ngoại như nào? Dưới đây là những thông tin về bệnh trĩ ngoại mà người bệnh có thể tham khảo.

Xem tiếp...
Giới thiệu Hội Thảo BNC Medipharm và Hệ Thống Nhà Thuốc Tây Bắc: Kết Nối – Chia Sẻ – Phát Triển
Giới thiệu Hội Thảo BNC Medipharm và Hệ Thống Nhà Thuốc Tây Bắc: Kết Nối – Chia Sẻ – Phát Triển

Ngày 30/10/2024, BNC Medipharm hân hạnh tổ chức hội thảo đặc biệt dành cho hệ thống nhà thuốc Tây Bắc – một sự kiện quan trọng nhằm kết nối, chia sẻ và mở rộng kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Đây là một dịp quan trọng để các chuyên gia y tế, dược sĩ, và nhà phân phối tại khu vực Tây Bắc cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức mới và nâng cao chất lượng phục vụ, giúp cung cấp các giải pháp sức khỏe tốt nhất cho người dân địa phương.

Xem tiếp...
Gợi ý 10 mẹo hay giúp khắc phục tình trạng yếu sinh lý nam hiệu quả
Gợi ý 10 mẹo hay giúp khắc phục tình trạng yếu sinh lý nam hiệu quả

Yếu sinh lý không chỉ làm đánh mất bản lĩnh đàn ông của nam giới mà còn gây vô sinh hiếm muộn nếu kéo dài không điều trị. Hiện nay có rất nhiều các biện pháp chữa yếu sinh lý nam, nhưng biện pháp được phái mạnh ưa chuộng nhất đó là các bài thuốc chữa yếu sinh lý bằng mẹo dân gian. Mẹo dân gian chữa yếu sinh lý tại nhà có rất nhiều, nhưng không phải ai cũng biết và áp dụng được đúng cách các mẹo dân gian chữa yếu sinh lý. Do vậy, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các quý ông 10 mẹo dân gian chữa yếu sinh lý an toàn và đem lại hiệu quả cao.

Xem tiếp...
Căng Thẳng Gây Mất Ngủ: Bí Quyết Để Có Giấc Ngủ Ngon Hơn
Căng Thẳng Gây Mất Ngủ: Bí Quyết Để Có Giấc Ngủ Ngon Hơn

Căng thẳng thần kinh thường xuyên sẽ gây tăng sinh các gốc tự do, làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não. Cụ thể, các gốc tự do tấn công và gây tổn thương các tế bào thần kinh, làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối hoặc mảng xơ vữa. Não là cơ quan điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, cũng là nơi điều hòa nhịp thức – ngủ. Do đó, căng thẳng thần kinh có thể là nguyên nhân gây mất ngủ và ngược lại. Mất ngủ do căng thẳng (stress) là một trong những tình trạng rất phổ biến hiện nay, nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu về cơ chế, các loại căng thẳng gây mất ngủ và cách khắc phục trong bài viết sau.

Xem tiếp...
Khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên làm gì?
Khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên làm gì?

Mang thai từ tuần thứ 20 trở đi, bạn có thể bị tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ do rối loạn nội tiết tố hoặc cơ thể bạn không thể tổng hợp được insulin. Tiểu đường có ảnh hưởng như nào đến bé là “trăn trở” hàng đầu của mẹ khi nghe tin mình gặp phải tình trạng này. Dù tình trạng này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nhưng mẹ đừng quá lo. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho các mẹ và đưa ra những giải pháp an toàn, hiệu quả nhất để các mẹ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Xem tiếp...
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP BNC MEDIPHARM
KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP BNC MEDIPHARM

Trong suốt 10 năm qua, BNC Medipharm đã không ngừng nỗ lực để vươn lên trở thành một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu trong lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng tại Việt Nam. Khởi đầu với mục tiêu mang đến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, BNC Medipharm đã từng bước khẳng định vị thế của mình thông qua những dòng sản phẩm đột phá, hiệu quả và an toàn.

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat