google-site-verification=mKBcEwZTKcO8zs67kzoHJjvC9MPj5OQjPPbNq5msWHg
(024) 3683 0838
Trang chủ     Góc sức khỏe

Mách bạn những triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu để phòng ngừa kịp thời

Ung thư máu là một trong những căn bệnh ác tính nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong rất cao. Ung thư máu xảy ra khi các tế bào bạch cầu bắt đầu phân chia và nhân lên với một tốc độ nhanh bất thường. Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, nhưng khi tăng lên đột biến, các tế bào bạch cầu bắt đầu tấn công hồng cầu, khiến hồng cầu bị phá hủy dần. Khi tế bào hồng cầu bị tiêu diệt sẽ gây thiếu máu, lâu dần dẫn đến tử vong. Nếu bạn nhận biết sớm biểu hiện ung thư máu, bác sĩ sẽ dễ chẩn đoán, điều trị và giúp bạn vượt qua căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là 7 dấu hiệu điển hình nhất của bệnh ung thư máu mà bạn nên lưu ý sớm để tìm cách chữa trị kịp thời.

 

 

I. 7 dấu hiệu ung thư máu giúp bạn nhận biết sớm

1. Biểu hiện ung thư máu qua màu da

- Nếu cơ thể phát triển ung thư máu cấp tính, lượng hồng cầu trong máu sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng. Khi các tế bào hồng cầu trở nên ít hơn bình thường (tình trạng thiếu máu), da sẽ mất đi vẻ hồng hào và khỏe mạnh. Màu da bạn khi đó sẽ nhợt nhạt hơn vài tông so với sắc da bình thường, nên nếu thấy có bất kỳ sự thay đổi màu da nào, bạn cần lưu ý hơn.

2. Biểu hiện ung thư máu qua sự mệt mỏi

- Một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư máu chính là mệt mỏi. Công việc nhiều áp lực hàng ngày dẫn đến sự mệt mỏi, kiệt sức không phải là điều gì bất thường. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hơn đến sức khỏe khi có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng thường xuyên. Nếu thấy khó khăn trong việc hoàn thành những công việc hàng ngày, mất ngủ liên tục,… thì đó có thể là một trong những dấu hiệu ung thư máu bạn không nên bỏ qua.

3. Biểu hiện ung thư máu qua vết bầm tím

- Sự phân chia quá nhanh các tế bào ung thư cũng có thể gây tổn thương cho các mạch máu và các tế bào tiểu cầu cần thiết cho quá trình đông máu. Khi máu không thể đông, các vết bầm tím sẽ xuất hiện nhiều hơn.
- Nếu bạn thấy có những vết bầm tím bất thường trên cơ thể, hãy đến bác sĩ để nói rõ về tình trạng bệnh. Điều quan trọng là cần chẩn đoán tình trạng chảy máu bên trong sớm trước khi có những biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.

4. Biểu hiện ung thư máu qua sự chảy máu

- Ngoài các vết bầm tím, sự thiếu hụt của tiểu cầu còn có khả năng dẫn đến tình trạng chảy máu nhiều và chảy máu bất thường. Một số người có thể bị chảy máu nướu hay chảy máu mũi thường xuyên khi đang bước vào thời kỳ bệnh ung thư máu. Ngoài ra, nếu lưu ý thì bạn cũng sẽ thấy một vết cắt nhỏ cũng sẽ mất nhiều thời gian để lành lại hơn bình thường.

5. Biểu hiện ung thư máu qua rối loạn nhịp tim

- Ung thư máu có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim, mặc dù bạn vẫn hoạt động nhẹ nhàng không gắng sức. Tim của bạn phải cố để làm việc gấp đôi bình thường để bù đắp lại sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu. Mặc dù rối loạn nhịp tim thường liên quan đến các bệnh về tim mạch nhưng bạn vẫn không nên bỏ qua biểu hiện này của ung thư máu.

6. Biểu hiệu ung thư máu qua tần suất bị bệnh

- Các tế bào tủy xương còn ức chế sự hình thành các tế bào máu trắng, chống lại nhiễm trùng. Kết quả là nếu bạn bị ung thư máu, cơ thể sẽ bị bệnh thường xuyên hơn và khi mắc bệnh thì cũng lâu khỏi hơn. Cơn cảm cúm thông thường chỉ 5 ngày có thể sẽ kéo dài đến 2 tuần chưa khỏi. Bạn cũng sẽ bắt đầu bị sốt nhiều hơn và có vẻ như lúc nào cũng như đang bị bệnh.

7. Biểu hiện ung thư máu qua mồ hôi ban đêm

- Tình trạng đổ mồ hôi bất thường rất phổ biến ở những người mắc bệnh bạch cầu cấp tính. Biểu hiện đổ mồ hôi nhiều, nhất là vào ban đêm là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu còn đi kèm với các triệu chứng như sưng hạch, sốt, sụt cân… thì bạn nên đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.


- Nhiều biểu hiện ung thư máu khá giống với nhiều căn bệnh khác nên đôi khi bạn có thể bỏ qua. Nếu thấy từ hai hay nhiều hơn các dấu hiệu cùng lúc xảy ra, bạn không nên chủ quan mà hãy sớm đến bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời.

II. Các dạng bệnh ung thư máu chính

1. Ung thư bạch cầu (bệnh máu trắng)

- Là một loại ung thư mà các tế bào ung thư nằm trong máu và tủy xương. Nguyên nhân là do sự sản sinh nhanh chóng các tế bào bạch cầu bất thường có khả năng sống lâu hơn dự kiến. Không giống như tế bào bạch cầu bình thường, các tế bào này không giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng, đồng thời làm giảm khả năng sản sinh hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.

2. Ung thư mô bạch huyết

- Ung thư mô bạch huyết là một dạng bệnh ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ thống bạch huyết. Hệ thống bạch huyết có vai trò loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể và sản sinh ra các tế bào miễn dịch. Tế bào lympho là một loại bạch cầu chống lại tình trạng nhiễm trùng. Các tế bào lympho bất thường sẽ trở thành tế bào lymphoma, tế bào này có khả năng nhân đôi và tụ lại thành khối trong các hạch bạch huyết và các mô khác. Theo thời gian, các tế bào ung thư sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể

3. U tủy

- Là một loại ung thư liên quan đến các tế bào plasma. Các tế bào plasma là các tế bào bạch cầu tạo ra các kháng thể chống lại bệnh tật cũng như các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể. Các tế bào bị u tủy sẽ ngăn ngừa sự sản sinh thông thường của các kháng thể khỏe mạnh, dẫn đến sự suy yếu của hệ miễn dịch và khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

- Khi bệnh bạch cầu và bệnh u tủy phát triển trong tủy xương, chúng gây cản trở đến khả năng sản sinh ra các tế bào máu bình thường gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Điều này gây ra chứng nhiễm trùng thường xuyên, thiếu máu và cơ thể dễ bị bầm tím.

- Ung thư mô bạch huyết thường xuất hiện như sự lan rộng của các hạch bạch huyết. Ngoài ra, bệnh u tủy sản sinh ra một chất làm yếu xương và tạo ra những protein bất thường, dẫn đến triệu chứng ở các bộ phận khác của cơ thể.

III. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Những kỹ thuật y tế nào giúp ung thư máu
Để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư máu, bác sĩ có thể cần phải áp dụng nhiều xét nhiệm khác nhau như:

• Khám lâm sàng

• Xét nghiệm máu

• Xét nghiệm nước tiểu

• Xét nghiệm hình ảnh

• Sinh thiết hạch bạch huyết

• Chọc hút và sinh thiết tủy xương

• Xét nghiệm di truyền

• Đo dòng chảy tế bào

2. Những phương pháp điều trị ung thư máu

Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư máu phụ thuộc nhiều vào loại ung thư, độ tuổi của bệnh nhân, tốc độ tiến triển của khối u, nơi ung thư đã di căn và các yếu tố khác. Một số phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến, bao gồm:

• Ghép tế bào gốc (Ghép tủy): Đây là phương pháp truyền các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh vào cơ thể. Tế bào gốc này có thể được lấy từ tủy xương, máu hoặc máu dây rốn.

• Hóa trị: Hóa trị là phương pháp sử dụng các thuốc chống ung thư để can thiệp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Các loại thuốc hóa trị có thể được dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thuốc khác. Phương pháp này còn được chỉ định trước khi cấy ghép tế bào gốc.

• Xạ trị: Xạ trị có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc để giảm đau. Phương pháp này cũng được dùng trước khi cấy ghép tế bào gốc.

• Liệu pháp tác động tại đích: Đây là liệu pháp thường dùng để điều trị các bệnh bạch cầu dựa trên nguyên tắc dùng thuốc tác động nhắm vào các tế bào máu ác tính mà không gây hại cho tế bào khỏe mạnh.

• Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp kích hoạt hệ miễn dịch đặc biệt chống lại ung thư máu.

• Phẫu thuật: Phẫu thuật loại bỏ các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng để điều trị u lympho.

V. Phòng ngừa bệnh ung thư máu

Để phòng ngừa ung thư máu các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.


 


Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

TIN TỨC MỚI NHẤT
Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?
Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý khá phổ biến và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi, nhưng chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành và người cao tuổi. Mặc dù bệnh lý này có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt và mất thăng bằng, nhưng nhiều người vẫn không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của nó. Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy liệu rối loạn tiền đình có nguy hiểm không và có thể chữa khỏi được không? Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có cái nhìn rõ ràng và cách phòng ngừa hiệu quả.

Xem tiếp...
Thời điểm nào tốt nhất để tập thể dục ở người bệnh đái tháo đường?
Thời điểm nào tốt nhất để tập thể dục ở người bệnh đái tháo đường?

Việc tập thể dục đều đặn luôn được xem là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường, nhưng nhiều người không biết rằng thời điểm tập luyện cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Chọn đúng thời điểm không chỉ giúp tối ưu hiệu quả tập luyện mà còn hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người mắc tiểu đường.

Xem tiếp...
Uống trà sữa có gây suy thận?
Uống trà sữa có gây suy thận?

Ngày nay, trà sữa đã trở thành thức uống yêu thích của giới trẻ với hương vị hấp dẫn, đa dạng topping. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngọt ngào ấy lại tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ tiểu đường, suy thận. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của trà sữa, nguyên nhân gây hại, và cách uống an toàn hơn.

Xem tiếp...
Ăn gì để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu?
Ăn gì để chậm lão hóa, giúp trẻ lâu?

Lão hóa là quy luật tự nhiên không thể đảo ngược, nhưng hoàn toàn có thể làm chậm bằng cách chăm sóc sức khỏe từ sớm, đặc biệt qua chế độ ăn uống khoa học. Hiểu rõ vai trò của chất chống oxy hóa và lựa chọn thực phẩm đúng sẽ giúp bạn không chỉ duy trì diện mạo tươi trẻ mà còn bảo vệ cơ thể khỏi những tác động tiêu cực của tuổi tác. Vậy ăn gì để ngăn ngừa lão hóa, giữ cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu? Hãy cùng khám phá!

Xem tiếp...
3 bệnh khiến đau bụng kinh nguyệt dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng mang thai
3 bệnh khiến đau bụng kinh nguyệt dữ dội và ảnh hưởng đến khả năng mang thai

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến ở hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đôi khi, cơn đau chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường do tử cung co bóp tống máu kinh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội, dai dẳng, kèm theo các biểu hiện bất thường, nó có thể là hồi chuông cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hay u nang buồng trứng. Những bệnh lý này không chỉ gây đau bụng kinh nặng mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý kịp thời.

Xem tiếp...
Người mắc bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?
Người mắc bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào?

Bệnh trĩ là một trong những nỗi ám ảnh thầm lặng của rất nhiều người, đặc biệt ở lứa tuổi lao động. Đây là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn, trực tràng, nổi bật với ba triệu chứng thường gặp: đau rát vùng hậu môn, chảy máu khi đi đại tiện và sa búi trĩ. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng không chỉ để phòng ngừa mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, hạn chế rối loạn tiêu hóa và táo bón, những yếu tố khiến bệnh trĩ dễ trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy người mắc bệnh trĩ nên ăn uống như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết.

Xem tiếp...
Sex thường xuyên – “liều thuốc tự nhiên” giúp phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới
Sex thường xuyên – “liều thuốc tự nhiên” giúp phòng tránh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới

Trong cuộc sống hiện đại, ung thư tuyến tiền liệt đang trở thành nỗi ám ảnh thầm lặng của nhiều nam giới trung niên và cao tuổi. Đây là một loại ung thư phổ biến nhất ở phái mạnh, có thể phát triển chậm nhưng lại vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời, bởi nó có khả năng di căn sang xương và các hạch bạch huyết. Điều thú vị là ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra mối liên hệ đặc biệt giữa sex (quan hệ tình dục) và sức khỏe tuyến tiền liệt. Quan hệ tình dục không chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà còn mang lại những lợi ích bất ngờ trong việc phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Vậy vì sao lại như vậy? Hãy cùng tìm hiểu.

Xem tiếp...
Các thuốc không dùng cùng với paracetamol
Các thuốc không dùng cùng với paracetamol

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau và hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Nhờ hiệu quả cao, ít tác dụng phụ nếu dùng đúng liều và có thể mua không cần kê đơn, paracetamol đã trở thành “bạn đồng hành” của hàng triệu gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết rằng paracetamol có thể tương tác với một số loại thuốc và dẫn đến ngộ độc gan nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại thuốc không dùng cùng với paracetamol, và cách sử dụng an toàn để tránh rủi ro sức khỏe.

Xem tiếp...

Giỏ hàng

face-chat