Tình trạng rối loạn cương dương là điều mà khiến nam giới vô cùng lo lắng, tự ti trong việc chăn gối, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây, tình trạng này có dấu hiệu trẻ hóa, rất nhiều người trẻ gặp tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới bài này chúng ta cùng tìm hiểu xem độ tuổi nào dễ mắc rối loạn cương dương nhất nhé.
1. Tìm hiểu về rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương (hay còn được gọi là rối loạn cương cứng) là một tình trạng mà người đàn ông gặp khó khăn trong việc duy trì hoặc đạt được cương cứng đủ để có thể thực hiện quan hệ tình dục. Đây là một vấn đề phổ biến hiện nay và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng nó thường phổ biến hơn ở nam giới trung niên và người cao tuổi.
Theo thông kê hiện nay thì nam giới ở tuổi 20 đến 29 chiếm 8%, người ở độ tuổi 30 đến 39 là 11%. Còn tỷ lệ trên 40 tuổi ngày càng bị rối loạn cương dương nhiều hơn.
2. Độ tuổi nào dễ mắc rối loạn cương dương
Độ tuổi nào dễ mắc rối loạn cương dương hiện nay là sau độ tuổi 40
Tình trạng rối loạn cương dương xảy ra phổ biến ở nam giới sau độ tuổi 40. Những nghiên cứu chỉ ra thì ở độ tuổi 40 thì có đến 32% người bị rối loạn cương dương, ở độ tuổi 35 thì chiếm 42%. Con số người mắc rối loạn cương dương có thể cao hơn rất nhiều bởi vì rất nhiều người tìm kiếm và điều trị bằng thuốc ở ngoài.
Người trẻ hiện nay có xu hướng thường mắc phải tình trạng này bởi do nhiều nguyên do khác nhau, đặc biệt là lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học hiện nay.
3. Nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương hiện nay
Vấn đề tâm lý, vấn đề sinh lý và lối sống không lành mạnh là nguyên do chính gây ra rối loạn cương dương
- Vấn đề tâm lý: Căng thẳng, lo lắng, áp lực và trạng thái tâm lý không ổn định có thể góp phần gây ra rối loạn cương dương. Lo lắng về thời gian tình dục, sự tự ti về kích thước dương vật cũng có thể tạo ra áp lực và ảnh hưởng đến khả năng cương cứng.
- Vấn đề sinh lý: Một số vấn đề sinh lý có thể góp phần vào rối loạn cương dương, bao gồm vấn đề về lưu thông máu, bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến dòng máu đến dương vật (như bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch), thiếu hormone nam (như testosterone), tổn thương dây thần kinh (như sau phẫu thuật hậu quả của ung thư), và các vấn đề về cơ và mô xung quanh dương vật.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể góp phần vào rối loạn cương dương, bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống viêm không steroid và một số loại thuốc trị bệnh tuyến giáp.
- Bệnh lý và tình trạng sức khỏe khác: Một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh Parkinson, bệnh thận, bệnh gan, bệnh lý tuyến tiền liệt và bệnh lý tuyến yên cũng có thể góp phần vào rối loạn cương dương.
- Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu quá mức, sử dụng ma túy và lối sống thiếu vận động có thể tác động tiêu cực đến khả năng cương cứng.
4. Những cách cải thiện rối loạn cương dương
- Hạn chế dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia
- Thường xuyện luyện tập thể thao, vận động để tăng cường sức khỏe
- Suy nghĩ tích cực, thoải mái, tránh căng thẳng, stress cho bản thân
- Xây dụng một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Nên ăn nhiều hải sản, tỏi, giá đỗ, socola đen, rau xanh đậm,…
- Không dùng các loại thuốc kích thích, chất bôi trơn, thuốc tăng thời gian quan hệ,.. để tránh ảnh hưởng sức khỏe dương vật.
Trên đây là những thông tin về độ tuổi nào dễ mắc rối loạn cương dương và cách cải thiện tình trạng này. Nếu các biện pháp không cải thiện tình trạng thì bạn cần đến cơ sở y tế để khám và có cách điều trị kịp thời. Để giúp bản trở lên tự tin, cải thiện chất lượng cuộc sống nhé.