Tình trạng bệnh phổi kẽ là một dạng bệnh lý của viêm phổi, khá phổ biến hiện nay. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm thì có thể gây ra những biến chứng xấu đến sức khỏe, có thể nguy hiểm đến tính mạng con người. Dưới bài này, BNC Medipharm sẽ chỉ cho bạn tìm hiểu về bệnh phổi kẽ và cách điều trị của nó nhé.
1. Tình trạng bệnh phổi kẽ là gì?
Những khoảng trống không đều ở trong lá phổi của chúng ta thường được gọi là kẽ phổi, chức năng của chúng là điều hòa hô hấp. Khi kẽ phổi bị các tác nhân xấu tác động thì sẽ gây ra bệnh viêm phổi kẽ, bệnh này để lâu sẽ biến chứng thành xơ phổi, có trường hợp nặng hơn có thể bị ung thư phổi.
Nữ giới sẽ bị bệnh phổi kẽ nhiều hơn nam giới, bệnh xuất hiện phổ biến ở người 20 đến 40 tuổi. Với những người ở độ tuổi 50 thì dễ gặp tình trạng xơ phổi vô căn.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh phổi kẽ
Nguyên nhân bệnh phổi kẽ là do vi khuẩn, virus, nấm gây ra
Bệnh phổi kẽ nguyên nhân chính là một chấn thương phổi trong quá trình hồi phục xảy ra bất thường và gặp sự cố. Những mô xung quanh túi khí của phổi dày lên làm quá trình oxy đi vào máu gặp nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân chính này thì còn có các nguyên nhân sau:
- Người bệnh vị nhiễm virus, nấm, vi khuẩn hoặc các loại ký sinh trùng,…
- Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích trong thời gian dài.
- Tiếp xúc nhiều với những hợp chất hữu cơ như hơi động vật, nấm mốc, không khí ô nhiễm, bụi bẩn,...
- Sinh sống hoặc làm việc ở những nơi có không khí độc hại như khu công nghiệp, khu thu gom rác thải, gần các nhà máy xử lý chất thải,…
- Người bị ung thư phải xạ trị, hóa trị, người bị nhiễm bức xạ.
- Ngoài ra còn do một số bệnh như trào ngược dạ dày, Lupus ban đỏ,..
Đặc biệt còn có khoảng 10% người bị bệnh phổi kẽ không tìm ra nguyên nhân gây bệnh nữa.
3. Bệnh phổi kẽ và cách điều trị hiện nay
Bệnh phổi kẽ là bệnh mang đến những tổn thương cho hệ hô hấp và phổi rất nguy hiểm. Bệnh có những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Bình thường thì sau khoảng 3 đến 12 tuần điều trị, các tổn thưởng ở kẽ phổi sẽ được hồi phục hoàn toàn. Để tăng sự hiệu quả khi chữa bệnh phổi kẽ thì người bệnh sẽ cần tuân thủ chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và thực hiện lối sống lành mạnh.
Chụp X quang sẽ giúp bác sĩ rõ về bệnh phổi kẽ và cách điều trị
Các chuyên gia, bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh phổi kẽ thông qua hình ảnh chụp của phổi, gồm như sau:
- Chụp X quang: Đây là một phương pháp quen thuộc với mọi người và rất phổ biến hiện nay. Chụp X quang sẽ giúp chúng ta có được hình ảnh của các nếp nhăn ở phổi.
- Chụp cắt lớp: Khi chụp bằng phương pháp chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ có được hình ảnh chi tiết của phổi và cấu trúc xung quanh. Nhờ đó mà chuẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
- Chụp CT phân giải cao: Các bác sĩ có thể dễ dàng điều chỉnh tính năng của máy quét CT để xem được hình ảnh của kẽ phổi một cách rõ nét nhất.
Sau bước chuẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra cho bệnh nhân một phác đồ điều trị bệnh phổi kẽ phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị phổi kẽ bao gồm:
- Sử dụng thuốc để điều trị: Thuốc điều trị bệnh gồm thuốc chống viêm và chống xơ. Nếu trường hợp bị xơ hóa phổi thì sẽ sử dụng thuốc anti – fibrotics và acetylcystein (2 loại này làm chậm quá trình để lại sẹo do xơ hóa). Ngược lại nếu trường hợp chống viêm thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng azathioprine và corticosteroid.
- Điều trị bằng Oxy: Phương pháp này giúp bệnh nhân dễ thở hơn, đồng thời ngăn chặn tổn thương phổi, ngăn chặn và làm giảm biến chứng do thiếu hụt oxy. Phương giúp này giúp cải thiện giấc ngủ, giúp người bệnh sâu giấc và ngủ ngon hơn.
- Phương pháp phẫu thuật: Khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng và có dấu hiệu xấu đi thì cần phải áp dụng phương pháp phẫu thuật. Khi đó bác sĩ sẽ phải cấy ghép phổi cho bệnh nhân để điều trị.
Để bảo vệ bản thân ngoài ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì bạn cần tiêm vắc xin ngừa cúm và vắc xin ngừa viêm phổi theo định kỳ. Hy vọng bài viết của BNC về bệnh phổi kẽ và cách điều trị sẽ giúp bạn có những thông tin về tình trạng này. Bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn nếu bạn tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt nhé.