Bênh trĩ gây ra những cơn đau khó chịu và phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đây là một căn bệnh phổ biến hiện nay và thường gặp ở những người phải ngồi nhiều, đứng nhiều, chế độ ăn thiếu chất xơ,… Dưới đây cùng chúng mình tìm hiểu về những cách giảm đau khi bị trĩ qua bài viết sau nhé.
I. Tìm hiểu khái quát về tình trạng sưng đau búi trĩ
Búi trĩ hình thành do tình trạng căng quá mức của các tĩnh mạch xung quanh vùng trực tràng hậu môn, dẫn đến sự phình to của khu vực này. Ban đầu, búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, nhưng khi phát triển nghiêm trọng thì chúng có thể phình lên và bị lòi ra ngoài.
Bệnh trĩ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau đớn khi sinh hoạt hằng ngày
Hiện tượng sa búi trĩ sưng đau xảy ra khi búi trĩ bị lòi ra ngoài và xuống khu vực hậu môn khi người bệnh đi tiêu hoặc thực hiện các hoạt động mạnh. Đây là một biến chứng của bệnh trĩ ở mức độ trung bình đến nặng.
Triệu chứng của sa búi trĩ thường dễ dàng nhận thấy, bệnh thường kèm theo chảy máu từ hậu môn. Bệnh trĩ gây khó khăn khi đi tiêu, gây ngứa ngáy vùng hậu môn và có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, tăng cường nguy cơ mắc bệnh ung thư hậu môn và trực tràng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
II. Những cách giảm đau khi bị trĩ
Những người bị mắc bệnh trĩ thường có tâm lý xấu hổ và e ngại khi phải thăm khám, vì thế khiến bệnh có thể trở nặng hơn. Vì thế nếu có dấu hiệu của bệnh trĩ thì bạn cần khám để điều trị kịp thời bệnh.
Ngoài việc điều trị theo quy định của bác sĩ bạn có thể chăm sóc và thực hiện những cách giảm đau khi bị trĩ tại nhà như sau:
1. Dùng nước rửa hậu môn sau khi đi đại tiện
Thay vì dùng khăn giấy để lau chùi hậu môn sau khi đi vệ sinh, việc rửa bằng nước sạch là một cách tốt hơn. Đối với những người bị trĩ, việc lau chùi bằng khăn giấy có thể gây kích ứng, ngứa ngáy và không làm cho khu vực trở nên sạch sẽ hoàn toàn. Hơn nữa, có nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào búi trĩ, gây sưng và đau hơn. Do đó, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên sử dụng nước sạch để rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh, ngay cả khi bạn không mắc bệnh trĩ..
2. Dùng nước ấm để ngâm hậu môn
Tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm là một biện pháp giúp giảm sưng đau của búi trĩ một cách hiệu quả và dễ dàng thực hiện. Nước ấm không chỉ giúp thư giãn tinh thần, làm sạch hậu môn, mà còn tăng cường lưu thông máu và giảm sưng đau của búi trĩ.
Thường xuyên ngâm hậu môn trong nước ấm giúp giảm đau hiệu quả
Cách thực hiện: Nếu bạn có bồn tắm, hãy đổ nước ấm vào và ngâm trong đó từ 15 đến 20 phút. Hoặc bạn có thể sử dụng chậu, thêm vài hạt muối vào nước ấm, sau đó ngồi ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút. Điều này sẽ giúp giảm sưng đau của búi trĩ một cách nhanh chóng.
3. Chườm đá lạnh vào vùng hậu môn
Chườm đá lạnh lên vùng hậu môn có tác dụng giảm đau trĩ ngay lập tức, do tạo cảm giác mát lạnh và tê. Tuy nhiên, đừng thực hiện chườm đá này thường xuyên, vì nó không phải là một phương pháp điều trị thường xuyên mà chỉ nên sử dụng khi cần thiết để giảm đau và sưng tạm thời.
4. Dùng dược liệu để xông búi trĩ
Phương pháp này là một biện pháp truyền thống được áp dụng từ lâu đời, có hiệu quả tương tự như việc ngâm vùng hậu môn trong nước ấm, kết hợp với việc sử dụng các loại lá có tính kháng khuẩn để giảm thiểu tình trạng nhiễm khuẩn khi búi trĩ gặp kích ứng và sưng đau. Một số loại lá thường được sử dụng bao gồm lá sung, rau diếp cá, lá tía tô, lá kinh giới,...
Cách thực hiện là đun sôi nước chứa các loại lá, sau đó đổ vào một chậu lớn để xông vùng hậu môn cho đến khi hơi nước không còn nóng. Sau khi xông, bạn có thể sử dụng khăn mềm và sạch để lau khô vùng hậu môn. Lưu ý không nên để chậu xông quá gần vùng hậu môn, để tránh gây bỏng và làm tăng tình trạng nặng hơn.
5. Sử dụng đệm ngồi
Có thể bạn chưa biết rằng việc thường xuyên ngồi trên các bề mặt cứng như ghế gỗ hoặc sàn nhà có thể là nguyên nhân kích thích sự hình thành của búi trĩ. Vì vậy, hãy tự bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng một tấm đệm ngồi vừa vặn và tiện lợi để mang theo bất cứ nơi nào bạn làm việc.
Lưu ý lựa chọn đệm làm từ các chất liệu thoáng mát và dễ dàng vệ sinh để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hãy tránh sử dụng các loại đệm được làm từ da hoặc vải nhung, vì chúng có thể gây cản trở sự thông thoáng. Nếu có khả năng, bạn có thể chọn mua các tấm đệm ngồi đặc biệt được thiết kế dành riêng cho người bị trĩ, chúng sẽ giúp hiệu quả hơn trong việc giảm áp lực lên búi trĩ.
6. Tránh hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng
Những hoạt động có thể tạo áp lực lên tĩnh mạch hậu môn trực tràng có thể làm tăng nguy cơ triệu chứng sưng đau của búi trĩ, bao gồm:
- Rặn mạnh khi đi tiêu.
- Nâng vác vật nặng.
- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
- Nếu bạn mắc bệnh trĩ và gặp tình trạng táo bón, hãy điều trị táo bón một cách triệt để, vì đó cũng chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.
Trên đây là những cách giảm đau khi bị trĩ mà BNC Medipharm chia sẻ cho mọi người. Nếu không hiệu quả thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế để khám và có giải pháp điều trị dứt điểm nha. Chúc các bạn thành công khi điều trị bệnh trĩ.