Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng rất phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bé. Nghẹt mũi có thể làm bé quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ và dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi có nguyên nhân gì? Làm thế nào để xử lý và phòng ngừa hiệu quả? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi
Cảm cúm: gây biếng ăn, lười bú, sốt nhẹ.
Dị ứng: do bụi nhà, phấn hoa hoặc thức ăn.
Dị vật trong mũi: trẻ bị kẹt vật lạ trong mũi gây nghẹt mũi, chảy máu hoặc đau.
Viêm xoang: khi còn nhỏ làm niêm mạc phù nề, dịch nhầy trong mũi nhiều và tắc xoang.
Thời tiết thay đổi: khi trời lạnh trẻ dễ cảm lạnh, nghẹt mũi, sổ mũi. Tình trạng này hay xảy ra khi trời sáng sớm, nhiệt độ không khí giảm.
Môi trường sống thay đổi: khi đi học mới, gặp môi trường lạ, trẻ có thể bị hô hấp như nghẹt mũi, ho, viêm họng, viêm phế quản.
Xem thêm: Nước rửa mũi BNC SPRAY SOLUTION - Làm sạch và bảo vệ khoang mũi hàng ngày
Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý: giúp làm ẩm niêm mạc mũi, sát khuẩn, loại bỏ chất nhầy và vi khuẩn gây hại, làm mềm các vẩy cứng, làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải ra ngoài. Nước muối sinh lý có thể mua sẵn hoặc tự pha tại nhà. Cách pha nước muối sinh lý như sau: Hòa tan 1/4 thìa cà phê muối vào 250 ml nước sôi, để nguội rồi chuyển vào chai hoặc bình rửa mũi. Cách nhỏ mũi cho trẻ như sau: Để bé nằm ngửa trên giường, đặt đầu bé hơi nghiêng về một bên và dùng tay cố định đầu của bé.Đặt miệng lọ nước muối hoặc dụng cụ dành cho mũi gần lỗ mũi của bé. Nhỏ nhẹ 1-2 giọt vào mũi bé để làm ẩm, giúp chất nhầy mỏng ra và hút được dễ dàng hơn. Chờ khoảng 1-2 phút để nước muối thấm sâu, rồi dùng tăm bông hoặc khăn bông lau nhẹ các phần dịch tiết ở trong lỗ mũi bé. Không nên ngoáy quá mạnh hoặc đưa quá sâu vào mũi. Cũng không nên nhỏ mũi bằng nước muối quá 4 ngày liên tục vì có thể làm khô dịch mũi của trẻ.
Hút mũi cho trẻ: giúp lấy bớt dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ ra ngoài, trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, dịch nhầy được làm loãng hơn, bạn có thể tiến hành hút mũi cho trẻ. Dùng dụng cụ hút mũi dành riêng cho trẻ. Làm sạch dụng cụ trước khi sử dụng để không làm viêm mũi của trẻ nặng thêm. Không hút mũi cho trẻ quá thường xuyên trong 1 ngày, có thể gây kích thích niêm mạc mũi của trẻ.