1. Thế nào là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng gây ra nhân nhầy đĩa đệm cột sống cổ thoát ra ngoài bao xơ gây nên tình trạng bệnh lý chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ.
Bên trong cơ thể, “cầu nối” giữa đầu và xương sống chính là cột sống cổ. Cơ quan này bao gồm bảy đốt sống, được đánh số từ C1 đến C7, được nối với nhau bằng các đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm C5 C6 là phổ biến nhất, nhưng hầu như bất kỳ cột sống cổ nào cũng có thể bị ảnh hưởng.
Bi-JCare phương pháp cho người bị xương khớp
2. Những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở cổ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Chúng bao gồm các lý do phổ biến như:
2.1 Tuổi tác
Đĩa đệm dễ bị thoát vị do lão hóa theo thời gian. Khi còn trẻ, đĩa đệm chứa rất nhiều nước. Tuy nhiên, cùng với sự lão hóa, lượng nước trong đĩa đệm giảm dần và tính linh hoạt của đĩa đệm cũng giảm theo. Điều này có nghĩa là nếu bạn di chuyển hoặc xoay cổ, bạn có nhiều khả năng bị rách hoặc thoát vị đĩa đệm.
2.2 Di truyền
Di truyền cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đặc biệt nếu trong gia đình bạn có người bị thoát vị đĩa đệm thì bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
2.3 Lối sống kém lành mạnh
Những thói quen không lành mạnh như hút thuốc, không tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống không cân bằng đều góp phần gây ra tình trạng đĩa đệm. Vậy nên, chúng ra phải tránh hoặc thay đổi những thói quen này.
2.4 Tư thế sai
Tư thế xấu kết hợp với chuyển động không đúng cách có thể gây thêm áp lực lên cột sống cổ của bạn. Ngoài ra, những người lao động hay gây áp lực lên cột sống cổ hoặc thường xuyên mang vác nặng cũng dễ mắc bệnh đĩa đệm.
Viên uống Bi-JCare
3. Những nguy hiểm ở bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Ngày nay, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không còn là vấn đề xa lạ với bất kỳ ai, chính vì vậy, nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị. Điều này có nguy cơ phát triển một loạt các biến chứng nghiêm trọng. Các biến chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm:
3.1 Thiếu máu não
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống động mạch đốt sống. Thoát vị đĩa đệm có thể hạn chế lưu lượng máu lên não và gây thiếu máu não.
3.2 Hẹp ống sống cổ
Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng có nguy cơ mắc bệnh hẹp đốt sống cổ. Cơ thể sẽ cảnh báo bạn về tình trạng này bằng các triệu chứng như đau mỏi vai, cổ, tê bì chân tay.
Các bác sĩ cho biết việc giảm áp lực lên vùng cổ và vai khi nằm hoặc thả lỏng cơ thể có xu hướng giảm đau. Ngược lại, kéo giãn cột sống trong thời gian dài sẽ làm tăng cơn đau.
3.3 Hội chứng chèn ép tủy
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hội chứng chèn ép tủy. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến di chứng và tử vong.
3.4 Liệt vĩnh viễn
Nếu tình trạng đĩa đệm chèn ép lên các đốt sống cổ lâu ngày sẽ dẫn đến các triệu chứng như đau nhức, tê bì, tê bì chân tay, yếu cơ không những không mất đi mà thậm chí có thể nặng hơn dẫn đến bại liệt vĩnh viễn.
4. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ không cần dùng thuốc hay phẫu thuật
Trên thực tế, phẫu thuật không đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra còn có nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật như: Nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, yếu cơ ở cột sống, v.v.
Viên uống Bi-JCare Max
Mặt khác, dùng thuốc giảm đau chỉ giúp giảm đau tạm thời. Việc sử dụng thuốc kéo dài, liên tục trong thời gian dài còn vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thận, dạ dày.
Chính vì vậy, để khắc phục nhược điểm của hai phương pháp trên. Trị liệu thần kinh cột sống đã được nhiều chuyên gia nghiên cứu và công nhận là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ không xâm lấn theo hướng không dùng thuốc hay phẫu thuật.