Bệnh rối loạn nhịp tim xảy ra khi tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc bỏ nhịp, đây là bệnh phổ biến trên thế giới. Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh thì sẽ có cách điều trị khác nhau. Câu hỏi được đặt ra rằng: “Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?”. Cùng giải đáp điều đó nhé.
1. Tìm hiểu về rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và bất kỳ thời điểm nào. Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng bơm máu của tim, dẫn đến khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh, thậm chí ngất xỉu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Rung nhĩ: Chiếm khoảng 30% các trường hợp rối loạn nhịp tim. Khi bị rung nhĩ, nhịp tim tăng nhanh và đột ngột, có thể lên tới 140-180 nhịp / phút khiến tâm nhĩ rung lên thay vì đập. Hậu quả là máu không thể di chuyển xuống tâm thất, bị ứ lại trong vòi nhĩ, dễ hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn động mạch hoặc đột quỵ.
- Nhịp nhanh thất: Là tình trạng tim đập nhanh xảy ra ở tâm thất, làm cho cơ tim co bóp và bơm máu nhanh hơn bình thường, khiến tâm thất không có đủ thời gian để bơm đầy máu trước đó để có thể bơm tốt sau đó. Bệnh nhân nhịp nhanh thất thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, khó thở… Nếu không được điều trị nhanh chóng, nhịp nhanh thất sẽ tiến triển thành rung thất, một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.
- Rung thất: Tương tự như rung nhĩ, rung thất là tình trạng tim đập quá nhanh khiến cơ tâm thất không thể co lại mà chỉ rung lên. Kết quả là huyết áp giảm đột ngột, máu không đến được các cơ quan quan trọng của cơ thể. Bệnh nhân rung thất cần được chăm sóc khẩn cấp. Nếu chậm trễ, bệnh nhân bị ngừng tim đột ngột, máu không được bơm ra khỏi tim rất dễ dẫn đến tử vong.
Bệnh rối loạn nhịp tim
Những triệu chứng rối loạn nhịp tim dưới đây báo hiệu bệnh đã trở nên nguy hiểm, cần đi khám ngay:
- Cơn đau thắt ngực: Thường xảy ra ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim liên quan đến các bệnh tim mạch khác, chẳng hạn như bệnh mạch vành hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Cơn đau thắt ngực xuất hiện ở vùng ngực trái và có thể lan xuống cổ, hàm, vai, cánh tay trái. Hồi hộp, đánh trống ngực: Dấu hiệu điển hình của nhịp tim nhanh. Tim đập nhanh và mạnh khiến lồng ngực rung lên, người bệnh cảm thấy tim đập rất mạnh bên trong lồng ngực, kèm theo cảm giác hồi hộp, khó chịu.
- Mệt mỏi, khó thở, đau đầu, ngất xỉu: Khi nhịp tim nhanh nặng hơn sẽ làm giảm huyết áp và giảm lượng máu lên não. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau đầu dữ dội, chóng mặt, khó thở, thậm chí ngất xỉu do não không đủ máu và oxy.
>>> NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH TIM MÀ BẠN NÊN BIẾT
2. Giải đáp: Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?
Dạng rối loạn nhịp tim có thể chữa khỏi
Thường thì, các loại rối loạn nhịp tim gốc ngoài tim không gây tổn thương cho cơ tim và thường dễ chữa trị bằng cách loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân ban đầu. Các loại rối loạn này bao gồm: tình trạng nhịp tim nhanh do cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn, sốt, thiếu máu, mất nước, rối loạn điện giải, chất kích thích, tác dụng phụ của thuốc và nhiều nguyên nhân khác.
Dạng rối loạn nhịp tim khó chữa khỏi
Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không?
Nếu rối loạn nhịp tim do bệnh lý gây ra, việc chữa khỏi hoàn toàn sẽ khó khăn hơn. Các bệnh lý này bao gồm bệnh mạch vành, suy tim, tổn thương cơ tim sau can thiệp tim mạch, hội chứng Brugada, rối loạn nhịp tim nguyên phát, rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân, vv. Trong trường hợp này, mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát các triệu chứng và giảm nhịp tim. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu này không dễ dàng vì cơ tim bị tổn thương rất khó phục hồi. Một số dạng rối loạn nhịp tim có thể rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu kết hợp các phương pháp điều trị với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bạn vẫn có thể kiểm soát các triệu chứng một cách hiệu quả.
>>> DƯỢC PHẨM TRỢ TIM TỐT CHO TIM MẠCH KHÔNG NÊN BỎ QUA
Việc hồi phục sau rối loạn nhịp tim sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, phương pháp điều trị, lối sống của người bệnh. Để nhanh chóng lấy lại nhịp tim ổn định và sinh hoạt bình thường trở lại, hãy xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh ngay từ hôm nay.